Từ khóa: #"Pháp Luân Công", #"Pháp Luân Đại Pháp", #"Thiên Quốc Nhạc Đoàn", #"Hồng Ân", #"biểu diễn chui".
Thiên Quốc Nhạc Đoàn (TQNĐ) là một công ty được đăng ký tại Hoa Kỳ vào ngày 31/7/2006 dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận với mã số đăng ký doanh nghiệp (ID) là 3394729, trụ sở đặt tại 140 Galley Hill Road, CuddeBackVille 12729, Newyork. Tại nhiều quốc gia, muốn được công nhận là Tổ chức phi lợi nhuận cần theo một quy trình rõ ràng theo luật pháp nước sở tại và theo thông lệ quốc tế, riêng tại Hoa Kỳ thì phải tuân theo Luật quy định về thành lập tổ chức phi lợi nhuận (Not-for-Profit Incorporation Law - NPCL), đều phải có đăng ký theo biểu mẫu quy định và được cấp giấy chứng nhận đàng hoàng bởi Cục quản lý hồ sơ doanh nghiệp Liên bang và Bộ Luật thương mại thống nhất (division of corporations state records and uniform commercial code). Thông tin về mã đăng ký và hồ sơ doanh nghiệp đều được lưu trên dữ liệu mở được đăng tại trang opencorpdata.com
Xem mẫu đơn đăng ký chi tiết
Như vậy, để nói hoạt động của Thiên Quốc Nhạc Đoàn tại Hoa Kỳ là đi theo phương thức tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký và được cấp giấy chứng nhận rõ ràng với mục đích được ghi rõ trên Website chính thức của họ - Đó là giới thiệu và quảng bá vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Tại Việt Nam thì sao ? Thiên Quốc Nhạc Đoàn tại Việt Nam trong phần giới thiệu không hề ghi rõ mục đích hoạt động là gì, chỉ ghi vỏn vẹn dưới dòng chữ tên của đoàn nhạc là “Dùng âm nhạc để đề cao giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vấn đề là đoàn nhạc vốn có mục đích quảng bá Pháp Luân Đại Pháp thì ở Việt Nam đến ngay tại trang chủ của đoàn nhạc này cũng không dám ghi rõ là quảng bá cho Pháp Luân Đại Pháp mà lại nói lái sang là “đề cao giá trị Chân – Thiện – Nhẫn”, hỏi đây có phải là hành vi nên có của học viên Pháp Luân Công hay không - chả phải đó là hành vi tách biết những gì thuộc về Đại Pháp với Đại Pháp đó sao? Chẳng phải rõ ràng đó là hành vi trộm Pháp công nhiên? Là học viên cần đường đường chính chính mà làm, công khai thừa nhận rõ mục đích hoạt động là gì thì mới có thể gây được ấn tượng tốt với xã hội, mới khiến người dân có cái nhìn tích cực về Pháp Luân Đại Pháp. Hành vi mang cờ hiệu Thiên Quốc Nhạc Đoàn (thậm chí cả logo) mà không làm đúng với tôn chỉ hoạt động của đoàn nhạc thì có phải là đang cố tình phá hoại thương hiệu của đoàn nhạc vốn đã gây dựng được hơn 10 năm nay không? Đó chẳng phải là hành vi trộm Pháp là gì? "Chân - Thiện - Nhẫn" là từ Đại Pháp mà ra, đâu phải do học viên tự nghĩ ra mà tùy tiện tách biệt khỏi Đại Pháp?
Hơn nữa, Thiên Quốc Nhạc Đoàn vốn là được thành lập theo phương thức tổ chức phi lợi nhuận, tức là có mã số đăng ký và được cấp chứng nhận doanh nghiệp phi lợi nhuận, có tên người đứng đầu và khi biểu diễn ở bất cứ đâu đều có ký kết hợp đồng biểu diễn rõ ràng. Những việc này vốn được diễn ra ngay tại các quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Canada. Trong hợp đồng có ghi rõ đơn vị tổ chức, nơi cấp phép, số tiền thù lao, các quy định về hủy bỏ hợp đồng v..v.
Mẫu hợp đồng (xem chi tiết)
Vậy còn ở Việt Nam thì sao? Tìm trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì có thấy cái tên là Công ty Cổ phần Thiên Quốc Nhạc Đoàn được thành lập vào năm 2015 dưới cái tên Nguyễn Thị Thu Hà. Tuy nhiên đã giải thể từ tháng 8 năm 2016, tức là bất cứ hoạt động biểu diễn nào mang tên Thiên Quốc Nhạc Đoàn tại Việt Nam sau thời điểm đó đều là bất hợp pháp.
Theo thông báo số 01/TB-TQNĐ ngày 20/6/2016 của DN thì Công ty CP Thiên Quốc Nhạc Đoàn - Công ty duy nhất có tư cách pháp nhân ký kết biểu diễn hợp đồng hoặc xin cấp phép biểu diễn đã giải thể. Do vậy những hoạt động biểu diễn sau thời gian đó được coi là không hợp pháp vì không có người đại diện theo pháp luật, và bản thân đoàn diễn cũng không được coi là một đoàn diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thực sự mà chỉ có thể coi là một đoàn diễn phục vụ nội bộ hoặc biểu diễn tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát không bán vé, thu tiền xem biểu diễn theo đúng khoản a) điều 12 Nghị định 79/2012/NĐ-CP mà thôi.
Thực tế dù đoàn có biểu diễn miễn phí mà không xin giấy phép thì bản thân chủ địa điểm và người tổ chức cho diễn cũng phải xin giấy phép với chính quyền và phải thực hiện đúng theo nội dung đã được cấp phép theo Điều 7 Nghị định 79/2012/NĐ-CP, nếu họ khi xin giấy phép không nói gì đến quảng bá Pháp Luân Công mà khi biểu diễn quảng bá Pháp Luân Công thì đây là hành động bất Chân và hạ thấp hạng mục, chả lẽ hạng mục Đại Pháp phải luồn lách luật nơi người thường để được biểu diễn? Họ có dám công khai là họ biểu diễn để quảng bá vẻ đẹp Pháp Luân Công ngay từ khâu đăng ký hay không? Thực chất đó cũng là hành vi cố ý vi phạm pháp luật, họ có thể bao biện cho rằng nếu không làm thế thì sao chứng thực Pháp được? Vậy nếu biết ngay từ đầu không làm được sao họ cứ vẫn miễn cưỡng làm để phải vi phạm pháp luật ? Họ có quyền lựa chọn làm hạng mục khác, học viên từ trước đến nay chẳng phải vẫn phát triển điểm luyện công và hồng Pháp qua những người quen biết bình thường đó sao? Điều này làm tôi nhớ đến việc xin biểu diễn một đằng và khi lên biểu diễn thì lại làm một nẻo khiến ban lãnh đạo của Trường THCS Lê Quý Đôn không kịp trở tay của đoàn nghệ thuật TQNĐ vào tầm tháng 9 năm 2016. Chả lẽ cái tâm gian xảo đó nó khó bỏ như vậy? Họ không thể đường hoàng mà chứng thực Pháp hay sao?
Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại từ chối đi theo con đường chính thống mà học viên Pháp Luân Công nên làm giống như các đoàn TQNĐ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada v..v? Có phải là sợ áp lực từ chính quyền ? hoặc đã bị chính quyền buộc phải giải thể công ty nhưng lại giấu nhẹm thông tin đối với các học viên đang tham gia trong đoàn ? nếu đã bị buộc giải thể mà vẫn đi diễn thì có phải là vi phạm pháp luật hay không?
Thậm chí trên trang Website của họ cũng không hề thấy đả động gì đến vấn đề cấp giấy chứng nhận, vốn là tiền đề cho hoạt động công khai minh bạch và đường đường chính chính của học viên thực thi hạng mục này trên thế giới.
Trong bài "Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - 2004" Sư Phụ đã từng nói rõ về vấn đề này (học viên có thể search từ khóa để tìm trong bài "Nếu như tổ chức xã hội người thường không cho phép dùng danh nghĩa Đại Pháp tham gia diễu hành"), tôi nghĩ có thể thấy rõ nếu học viên công chính muốn dùng danh nghĩa Đại Pháp để biểu diễn mà không được thì hoặc không tham gia hoặc phải làm việc để giải khai vấn đề với chính quyền hoặc đơn vị tổ chức hoặc cấp phép biểu diễn đến cùng, đó mới thể hiện tác phong làm gì cũng ngay chính của học viên, tôi nghĩ thà mất thời gian và có thể không diễn được chứ nhất quyết không sử dụng biện pháp luồn lách bất Chân bằng bất cứ giá nào cũng phải được diễn. Nó vừa làm hạ thấp hình ảnh học viên Pháp Luân Công trong mắt người dân và chính quyền, vừa bất kính với Sư Phụ.
Hiện nay ngoài TQNĐ ra thì còn có một nhóm biểu diễn khác tên là Hồng Ân, nhưng không đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp giống TQNĐ bên Hoa Kỳ mà lại dưới hình thức Câu Lạc Bộ (CLB phi thương mại), thực chất đây vốn là một phương thức lách luật do nếu đường hoàng đăng ký doanh nghiệp thì họ không đăng ký được. Tuy nhiên, kể cả nếu có thành lập CLB thì theo nghị định 45/2010/NĐ-CP họ vẫn phải lập hồ sơ đến đăng ký tại UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc và phải có quyết định cấp phép thành lập bằng văn bản nếu muốn có tư cách pháp nhân.
Ở đây theo những gì mà được đăng trên Website của Đoàn nghệ thuật Hồng Ân thì họ cần phải đăng ký thành lập CLB tại 2 nơi là UBND Hà Nội và UBND Tp.HCM. Nếu họ lách luật mà cho rằng vì họ là CLB phi thương mại nên không phải đăng ký thì họ nghiễm nhiên tự coi mình chỉ là đoàn nghệ thuật mua vui không hơn không kém (giống như một đoàn văn nghệ của một công ty thích thì diễn không thích thì thôi) bởi nếu một cá nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không được pháp luật công nhận có quyền ký kết các văn kiện pháp lý về kinh tế, chính trị, xã hội (nếu cố tình ký kết thì văn bản đó vẫn sẽ bị coi là vô hiệu lực) và tính chính danh của đoàn nghệ thuật đó sẽ không có, vì không đăng ký tư cách pháp nhân nên họ chỉ được coi như những đoàn diễn dạo kiểu quần chúng tự phát, tức là không hề có tính chuyên nghiệp trong mắt người dân và chính quyền.
Do vậy nếu muốn ký kết các hợp đồng biểu diễn cỡ lớn hoặc tại các sự kiện văn hóa quy mô (điều mà đáng lẽ đoàn diễn phải hướng đến vì đó mới là tiếp cận giới chủ lưu của xã hội), lễ hội thì họ đều không thể ký kết được, bất quá họ chỉ có thể biểu diễn chui ở một số đám cưới, câu lạc bộ, nhà hàng cỡ nhỏ và tất nhiên người thuê họ phải coi đó như là một hình thức giải trí tầm thường mua vui (ví dụ như một công ty thuê một vài ca sỹ đến biểu diễn nhân dịp tổ chức sinh nhật ai đó) thì mới không phải đăng ký. Nếu mà phải diễn chui lủi như vậy thì chẳng thà để học viên quảng bá Pháp Luân Công cho người thân và bạn bè xung quanh vùng hoặc thông qua các điểm luyện công có khi còn hiệu quả hơn, bởi ít nhất họ biết rõ là đang quảng bá Pháp Luân Công là gì ? vì sao Pháp Luân Công là tốt ? chứ thông qua một đoàn diễn không chính thức kiểu này thì thực sự không hiểu là có đạt được mục đích chứng thực Pháp hay chỉ mua vui là chính?
Nếu bản thân CLB đó không tự mình công chính đăng ký công khai thì dù có hoạt động chui cũng chỉ có thể nói là hạ thấp thanh danh hạng mục và mắc tội nghiêm trọng là Trộm Pháp mà thôi, nếu đem so với hạng mục TQNĐ bên Hoa Kỳ thì có lẽ họ khác biệt một trời một vực. Một bên thì công khai đăng ký và công chính đến từng chi tiết nhỏ, một bên thì tìm đủ mọi cách lèo lái để lách luật chỉ để biểu diễn cho bằng được, nếu xét trên bất cứ phương diện nào đều không ổn.một hạng mục Đại Pháp mà nhìn đâu cũng thấy luồn lách liệu có ổn ?
Vậy liệu khi biểu diễn tại Việt Nam, họ có cần phải xin giấy phép biểu diễn hay không? Thì theo Nghị định 79/2012/NĐ-CP, điều 2 có ghi rõ “Trách nhiệm của người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu:
a) Thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức biểu diễn trong thời hạn ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức;….”
Cũng trong điều 2 này cũng có quy định rằng những trường hợp không cần xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật từ Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn hoặc Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch nếu:
Dự định tiến hành một cuộc biểu diễn nghệ thuật tại nhà của mình (vì có thể được xem là tổ chức buổi biểu diễn nghệ thuật cho mục đích nội bộ);
Hoặc đang thực hiện một buổi biểu diễn nghệ thuật miễn phí tại cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng hoặc quầy bán rượu.
Như vậy, dù là biểu diễn lớn hay nhỏ, thì với mục đích biểu diễn công khai để quảng bá vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp thì rõ ràng không thể lựa chọn phương thức biểu diễn không cần xin cấp phép vì nếu biểu diễn tại nhà cho nhau xem thì biểu diễn làm cái gì ? Và biểu diễn miễn phí tại cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng hay quầy bán rượu thì có phải là đi mua vui và hạ thấp danh tiếng Pháp Luân Công không ? Và đó có phải là lý do mà họ chọn thành lập đoàn nghệ thuật theo phương thức CLB phi thương mại đó không ?
Theo nhận định của nick Châu Nhi về hoạt động của TQNĐ và Hồng Ân như sau:
“Về cơ bản, ở Việt Nam không có lễ hội nào là "hoành tráng" đúng nghĩa của nó hết, thứ hai là Pháp Luân Công là chưa được chính thức công nhận nếu không nói là rất bị dè chừng, vậy thì cơ hội nào để biểu diễn một cách đường đường chính chính đây? Vì vậy họ chọn cách khác, kiểu gì cũng được miễn là được diễn cho bõ công tập luyện, cho bõ tiền mạnh thường quân. Họ diễn khai trương cửa hàng, diễn ở trường khuyết tật, diễn ở hội làng, hội chùa (cái này mình thấy hơi lấn cấn vụ bất nhị pháp môn nữa đó nha), diễn ở quán cafe, diễn ở lớp mấy đứa nhỏ con em học viên nhóm lại sinh hoạt hè (quân ta diễn cho quân mình nè).
Còn rình rang nhất là diễn ở trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội) ngày khai giảng năm ngoái và lễ hội vua hùng tết vừa rồi. Thực tế là sao? Buổi diễn ở Lê Quý Đôn thì dư luận xôn xao phản đối vì họ phản cảm việc giăng băng rôn tiếng hoa (phong trào bài trung đang lên cao vì việc Trung Quốc chiếm đảo của Việt Nam) và họ cũng không đồng tình tuyên truyền bất cứ một niềm tin/tín ngưỡng nào cho con em của họ. Ban giám hiệu sau đó phải giải trình với các cơ quan chức năng. Chỉ có học viên là hồ hởi vì có cơ hội giảng chân tướng (GCT), lũ lượt tràn vào tường 01 Facebooker đăng bài phản đối sự việc để GCT, để rồi người ta xoá sạch sẽ và chắc là bực mình lắm. Nội dung thì toàn là tự khen mình (lẽ ra phần này phải dành cho công chúng chứ ha). Sau đó daikynguyenvn còn đăng 1 bài giải thích TQNĐ là gì để thanh minh về sự kiện này, bằng hình ảnh và uy tín của TQNĐ trên thế giới và còn đánh lận con đen nói rằng TQNĐ Việt Nam là trực thuộc TQNĐ thế giới. Bài này rất là ngụy biện và thậm chí là lạc đề vì dân tình không phê phán phần biểu diễn, họ phê phán là không phù hợp với buổi lễ khai giảng và thực ra các TQNĐ đều độc lập hoạt động chứ cả trực thuộc ai với ai cả, chỉ có hình thức là phải giống nhau, vậy thôi. Nói như thế lại còn khiến người ta nghĩ Pháp Luân Công có tổ chức còn nguy hại hơn. Đáng buồn là học viên lại rần rần share bài báo đó để ủng hộ sự kiện ở trường THCS Lê Quý Đôn kia.
Còn lễ hội vua Hùng thì đại khái sao đó cũng vô đi diễu hành chung, có giăng băng rôn suốt buổi không hay chỉ giăng để chụp hình thôi cũng không chắc, (nhưng chắc chắn là không có đăng ký giải thích rõ ràng cho Ban Tổ Chức đâu vì nếu nói rõ thì còn lâu họ mới cho đi, chắc là xin với danh nghĩa Hồng Ân thôi) rồi thế là chụp hình đi diễu hành rồi cho daikynguyenvn đăng lên, cố tình đưa tin kèm với hình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo dâng hương lên vua Hùng. Ôi chào, tui đảm bảo ông Phúc chẳng hề hay biết có 1 "đám" đi dựa hơi ổng như thế. Cách hành xử chụp giựt, tranh tranh thủ thủ như vậy có là giảo hoạt hay không? Có phải là phong cách đệ tử Đại Pháp hay không?
Còn nữa, không biểu diễn dc trong nước thì tìm cách kết nối để mang đi biểu diễn chung với các nước. Lại kêu gọi đóng góp tiền chứ đa số các bạn tham gia TQNĐ là sinh viên, mới ra trường, tiền bạc đâu mà đi nước ngoài?. Vậy mà đi diễn được ở đâu là về tự hào, hồ hởi ghê lắm. Nói nghe nè, một hạng mục tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức mà không gây được tác dụng tại địa phương, tại thời hiện tại thì hỏi có đáng không? Mà nghĩ lại đi, mỗi lần TQNĐ diễu hành ở Hongkong là dài dằng dặc, mình góp dc 20-30 người, mà đa số lại đi bằng tiền của người khác tài trợ (Sư Phụ đã nói đây chẳng phải là làm việc thứ ba có điều kiện sao) thì thực ra cũng chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm lắm đâu.”
Tổ chức biểu diễn tại hội làng
Lắm lúc không hiểu người bình thường nhìn thấy đoàn biểu diễn Hồng Ân với các đoàn rước cỗ, rước kiệu (ảnh minh họa) ở nơi người thường có khác nhau hay không?
Tổ chức biểu diễn tại đám cưới
Đem so với hình thức biểu diễn của người thường tại đám cưới liệu có khác nhau hay không ?
TQNĐ ở Hoa Kỳ thì thường chỉ thấy biểu diễn tại các đại lộ đông người, thì ở Việt Nam lại chỉ thấy biểu diễn ở các làng quê, đám cưới, hội làng v..v
Trên thực tế sự thật là họ quảng bá đoàn diễn TQNĐ một đằng và lúc lên diễn lại một nẻo khiến cho ban giám hiệu trường THCS Lê Quý Đôn té ngửa vì quá chủ quan không kiểm duyệt trước nội dung mà để xảy ra sự cố trên.
Sự thật được người trong cuộc phơi bày ra cách làm bất Chân của đoàn nghệ thuật Thiên Quốc Nhạc Đoàn vốn không tôn trọng ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh của trường khi biểu diễn những nội dung mà không hề có thông báo trước xem có được chấp nhận hay không để rồi cuối cùng lãnh đạo nhà trường phải chịu hậu quả
Căn cứ theo nick Châu Nhi có nêu ra vấn đề về TQNĐ có phải do Sư Phụ quản hay không?, cụ thể:
"Nguyễn Liên sao bạn dám "đânh tráo khái niệm" một cách bất kính như thế nhỉ. Bình luận về TQNĐ không liên quan gì đến TQNĐ do ai quản cả nhé. Nếu bạn không hiểu thì để tôi giải thích cho nè. Hình thức TQNĐ là do Sư Phụ để ra, nhóm học viên đầu tiên được đích thân Sư Phụ dạy / hướng dẫn chơi nhạc (đó là tôi đọc từ 1 bài viết trên Minghui của học viên nhớ lại những ngày đầu tham gia TQNĐ), Sư Phụ có sáng tác 01 bài nhạc cho TQNĐ là bài Bài hát thần thánh. Thế thôi nhe bạn. Không có việc Sư Phụ quản TQNĐ nào hết, cũng chẳng có TQNĐ nước nào phụ trách nước nào. Các nước tự thành lập và tổ chức, biểu diễn cho phù hợp với luật pháp và hoàn cảnh mỗi địa phương. (Có thể có hỗ trợ về kỹ thuật thời gian đầu chứ cũng không có chuyện can thiệp vào tổ chức hoạt động. Người nào nói với bạn điều này chính là đại bất kính với Sư Phụ rồi và rõ ràng là có ý định dẫn dắt bạn. Tất cả các thứ ở Việt Nam đều khoác cái bỏ bọc tuy mỹ miều nhưng dối trá và bất kính, đó là được Sư Phụ đồng ý, Sư Phụ quản, từ in sách lậu, vé khống Shen Yun, Unseen và bây giờ đến cả TQNĐ nữa. Thực sự quá nguy hiểm cho những người nghe theo chúng. Bạn nên cân nhắc và đối chiếu với Pháp để đi cho đúng đường. Cảm ơn".
Link bài viết về kỷ niệm tròn 10 năm thành lập TQNĐ (chi tiết)
Nếu hoạt động một cách chuyên nghiệp thì TQNĐ ở Việt Nam phải thực thi đúng theo tôn chỉ và cách vận hành công chính như ở bên Hoa Kỳ, điều mà TQNĐ ở Việt Nam không thể làm nổi, vậy thì chả phải là đang bôi nhọ thanh danh TQNĐ đúng không, giả sử như đúng là Sư Phụ quản hạng mục này thì có phải họ đang bôi nhọ thanh danh Sư Phụ vì quản lý một hạng mục không có đăng ký rõ ràng, không có xin giấy phép biểu diễn công chính đúng không? Nếu Sư Phụ không quản hạng mục này thì họ lại mắc thêm cái tội là lấy cờ hiệu của Đại Pháp và giả mạo lời của Sư Phụ để phá hoại Pháp, tội đó còn nặng thêm.
Không biết đoàn nghệ thuật giao lưu với đơn vị sở tại thế nào mà khiến Phó Chủ tịch Huyện Hàm Thuận Bắc phải ra văn bản mật ngăn chặn hoạt động của Pháp Luân Công như vậy, đây chả phải bôi nhọ và phá hoại thanh danh Pháp Luân Công là gì?
Đi biểu diễn chỉ là phụ mà tán tỉnh,quan hệ nam nữ mới là chính?
Thực tế trong các buổi biểu diễn của TQNĐ và Hồng Ân đều có đặc điểm sau:
1) TQNĐ và Hồng Ân luôn tự xem mình là những học viên ưu tú, làm trong những hạng mục được Sư Phụ quản, tiếng trống tiếng kèn của họ có tác dụng cứu chúng sinh như Shenyun vậy, cho nên họ rất dương dương tự đắc khi giao lưu chia sẻ với học viên các nơi, tự cao nhất là thành viên của TQNĐ. 2) TQNĐ là một đoàn nhạc lập ra nhằm mục đích chính là phục vụ cho các buổi diễu hành của đoàn người trong các buổi lễ lớn như ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới chẳng hạn, vì họ là đoàn nhạc cho nên luôn được sắp xếp đi đầu, vì đi đầu cho nên họ được cầm cờ hiệu cho Pháp Luân Đại Pháp chứ không phải họ là đại diện cho Pháp Luân Đại Pháp, nhưng TQNĐ Việt Nam thì chỉ đi diễn đơn lẻ một mình, có khi cũng phối hợp với Hồng Ân, nhưng trong các buổi diễn dù chỉ mang tính chất giải trí : khai trương cho quán ăn, khai giảng cho trường học... thì họ vẫn tự ý và tùy tiện trương lên bảng hiệu Pháp Luân Đại Pháp. Những hành động của họ đã hạ thấp tiêu chuẩn và thanh danh của Đaị Pháp và khi họ gây tác dụng phản diện trên diện rộng thì người ta chỉ biết đó là Pháp Luân Đại Pháp chứ không hề biết đó là một đoàn nhạc mang tên TQNĐ.
Thậm chí còn xin vào chùa đánh trống lúc 8h tối, không nói không rằng (cho rằng tiếng trống trừ tà ma), không hồng Pháp, không nói gì hết? Đánh cho chán rồi sư sãi, ni cô trong chùa bảo ngưng không cho đánh nữa. Không hiểu có trừ được tà ma hay không nhưng cá nhân tham gia lúc về thì tập công liền bị phát ói và sốt??? Không hiểu họ biến hoạt động biểu diễn thành đi phục vụ trừ tà cho sư sãi trong chùa hay sao?
Do đó, với những hình thức biểu diễn mà tuân thủ đúng với yêu cầu của Thiên Quốc Nhạc Đoàn đó là: biểu diễn tại các lễ hội văn hóa, lễ hội ngoài trời mà công khai nơi công cộng (kể cả miễn phí) thì đều phải có đơn đăng ký xin cấp phép và phải nêu rõ mục đích biểu diễn là liên quan đến quảng bá Pháp Luân Đại Pháp, kể cả đơn vị mời tham dự cũng phải ký kết hợp đồng và thông báo đến UBND sở tại đàng hoàng. Nếu không thì không đúng với tôn chỉ của Thiên Quốc Nhạc Đoàn từ trước đến nay, phục vụ văn nghệ cho quần chúng, đi diễn chui mà không khởi tác dụng chứng thực Pháp công khai thì tốt nhất là không nên làm, vì nếu có làm thì chỉ có hạ thấp thanh danh Pháp Luân Đại Pháp xuống, và thực tế những điều này nếu tôi nhớ không nhầm thì trong kinh văn Sư Phụ cũng đã từng giảng là tuyệt đối không tham dự những hoạt động mua vui cho người thường.
Có thể nhiều học viên cho rằng để thực hiện các hoạt động này học viên đã phải phó xuất công sức, tiền tài mua thiết bị, chi phí đi lại rất nhiều v..v. Nhưng sự thật là nếu ngay từ đầu đã không làm được một cách công chính, kể từ khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký cấp phép biểu diễn và có ký kết hợp đồng đàng hoàng thì vốn không gây được tác dụng chứng thực Pháp. Bởi làm cái này là để ai nhìn? Là để chúng sinh nhìn, Thần trên thiên thượng nhìn đúng không? Thần trên thiên thượng nhìn là nhìn cái gì? Theo thể ngộ cảu tôi chẳng phải họ là nhìn xem học viên chứng thực Pháp có chính hay không? Nếu dùng mưu mẹo thủ đoạn chỉ để đạt mục đích là cho diễn mà không khởi tác dụng chính diện thì trong mắt Thần đó chỉ là người thường làm việc Đại Pháp mà thôi. Người tu Đại Pháp là phải tu Chân, làm gì cũng phải quang minh chính đại. Biểu diễn Thần Vận có thể không được lưu diễn ở một số nước, nhưng đã lưu diễn thì đều có ký kết hợp đồng đàng hoàng, có tổ chức bán vé hợp pháp và công khai toàn bộ thông tin liên quan đến show diễn, đó là tôn trọng chúng sinh, tôn trọng quốc gia sở tại, những gì đã biểu diễn thì nếu không biểu diễn thì thôi, đã biểu diễn thì phải xuất phát từ cái tâm Chân thật, nó biểu hiện từ những hành động nhỏ nhất như đăng ký mã số doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, người đứng đầu đến quy trình hoạt động, mục đích hoạt động v..v. Nếu đến ngay những thứ đó mà không làm nổi, lại tìm các phương thức quen biết chạy chọt chỉ để được diễn thì có đúng theo tôn chỉ của Thiên Quốc Nhạc Đoàn lẫn tiêu chuẩn tu luyện của học viên Pháp Luân Công hay không? Nếu có diễn thì có lẽ họ cũng khó mà dám công khai tên của Pháp Luân Công ra một cách đàng hoàng mà buộc phải tìm nhiều hình thức khác để lách luật như “tinh thần chạy bộ theo Chân Thiện Nhẫn”, “khai trương nhà hàng theo tinh thần Chân Thiện Nhẫn” hoặc có nói cũng chỉ dám nói cho nhanh hoặc nói qua loa rồi thôi v..v. Đó chẳng phải hạ thấp Đại Pháp đó sao? Quảng bá Đại Pháp vĩ đại như vậy mà phải lén lén lút lút?
Biểu diễn lễ hội với tinh thần Chân Thiện Nhẫn?? Vậy không hiểu chứng thực Pháp hay là chứng thực cái gì đây?
Đêm Gala tôn vinh Ngôi sao…theo tinh thần Chân Thiện Nhẫn???
Bởi họ biết nếu công khai rõ tên của Pháp Luân Đại Pháp ra thì họ sẽ không được diễn, nếu không khởi được tác dụng công chính thì sao họ phải miễn cưỡng rồi lại mắc tội trộm Pháp? bởi đâu phải nước nào cũng cần phải có đoàn nghệ thuật biểu diễn thì mới chứng thực Pháp tốt được
Kết luận:
Nếu có đủ điều kiện và hoàn cảnh để đường đường chính chính thì hẵng làm, còn nếu không thì thôi, đâu thể thấy nhiều nước có thì Việt Nam cũng phải có mà bất chấp hoàn cảnh mà vi phạm nguyên tắc của Đại Pháp, ở Việt Nam đâu phải là thiếu phương thức tiếp cận phù hợp hơn? Đó chả phải cái tâm lý muốn bằng chị bằng anh, tật đố và thích tạo sự khác biệt khởi tác dụng đó sao? Nếu biết không có hoàn cảnh mà vẫn cố miễn cưỡng làm thì rất dễ khởi tác dụng phụ diện, bởi tư tưởng và cách nhìn nhận của người dân ở Việt Nam khác với người dân ở các nước phát triển vốn dễ chấp nhận những sự thay đổi hay tính đa dạng văn hóa cũng như sự cho phép của chính quyền tại đó, lại thêm tâm lý bài Trung Quốc và ảnh hưởng của các hoạt động phá hoại rất dễ khiến chính quyền cho rằng Pháp Luân Công là có tổ chức đứng sau, từ đó mà dễ đẩy mạnh can nhiễu đến môi trường chung. Vậy nên cái được chả bõ cho cái mất, ở môi trường đặc thù và không kém phần khắc nghiệt này thì chỉ có đi cho đúng, thật lý trí và tỉnh táo trong thực hiện cũng như lựa chọn phương thức chứng thực Pháp cho phù hợp, kiên nhẫn và không làm ra các thứ mới lạ thì mới có thể khởi được tác dụng chính diện. Đây là hiểu biết và nhận thức thể ngộ còn hạn chế tại tầng sở tại của tác giả, rất mong độc giả đóng góp thêm.
BAN BIÊN TẬP WEBSITE: Đối với việc tham khảo nội dung bài giảng của Sư Phụ mà sử dụng từ khóa thì khuyến cáo học viên nên tự đọc lại hoặc tự tìm thủ công chứ không dùng phương thức "CTRL + F" vì cách này sẽ làm bôi đen lên phần nội dung bài giảng của Sư Phụ, Ban Biên Tập Website cho rằng như thế là không nên và không tôn trọng Sư Phụ (kể cả trong quá trình đọc online trên mạng cũng không nên dùng chuột bôi đen nội dung bài giảng của Sư Phụ). Riêng với học viên mới tu thì nếu là bài giảng sau năm 2000 thì khuyến nghị chưa nhất thiết phải đọc vội vì học viên mới tu có lẽ chưa thực sự phù hợp để đọc các kinh văn sau năm 2000 (theo nhìn nhận của chúng tôi) mà chỉ nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để hiểu được căn bản tu luyện là gì đã, tất nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không có tính ép buộc.