top of page
Ảnh của tác giảEditorial Board

Căn bệnh "học vẹt" trầm kha của một bộ phận không nhỏ học viên Việt Nam

Đã cập nhật: 24 thg 4, 2021

[23/3/2020] Tử Minh

Trong Chuyển Pháp Luân, bài “Tu luyện phải chuyên nhất” – Sư phụ đã giảng rõ (đại ý, không nguyên văn) là mục tiêu tu luyện là đạt đến khai công khai ngộ, công thành viên mãn. Trong Tinh tấn Yếu chỉ, bài “Thế nào là Khai ngộ” Sư Phụ cũng đã giảng rất rõ về trạng thái Khai ngộ là gì và biểu hiện của người Khai ngộ trông như thế nào? Sư Phụ giảng (đại ý, không nguyên văn) là thông thường những học viên khai ngộ rồi đều là không biểu hiện bản thân mà lặng lẽ thực tu, với tuổi tác khác nhau, nhìn ngoài là không có gì khác so với người bình thường và rất có thể là người trông không có gì nổi bật.


Ngoài ra, đối với những người khai công khai ngộ được đề cập trong bài “Tâm lý hiển thị” – Chuyển Pháp Luân thì tôi nhớ Sư Phụ giảng rõ (đại ý, không nguyên văn) rằng học viên không được thấy người ta có công năng, thần thông, nhìn thấy một số điều rồi sau đó theo người ta, nghe theo người ta. Sư Phụ cũng đã cảnh báo rõ rằng (đại ý) học viên mà làm vậy thì sẽ làm hại những người đó (người có công năng, thần thông v..v), sẽ khiến họ sinh tâm hoan hỷ, cuối cùng những gì họ có có thể mất hết, rốt cuộc sẽ bị rớt xuống.


Hơn nữa, đối với vấn đề Pháp Thân, Sư Phụ cũng đã giảng rõ (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999]) đại ý, không nguyên văn rằng có trường hợp còn giả dạng Pháp thân của Sư Phụ, bảo học viên làm điều gì đó, bảo một cách rõ ràng các đệ tử còn đang tu luyện làm gì đó nhất định là đến để phá hoại Đại Pháp và các học viên.


Như vậy, tôi nghĩ với những lời giảng của Sư Phụ, việc những hiện tượng nảy sinh trong nội bộ học viên theo dạng thức kiểu như trên có thể sẽ xảy ra và vấn đề còn lại là học viên sẽ đối đãi ra sao? Liệu họ có làm theo đúng những gì Sư Phụ đã giảng hay không vì Pháp của Sư Phụ về phương diện này tôi thiết nghĩ đã không thể rõ ràng hơn (ít nhất là ở bề mặt chữ nghĩa), có lẽ là không còn gì để mà phải lôi chữ “Ngộ” ra đây nữa. Học viên nào mà đến khi sự việc xảy ra mà không làm tốt được thì chỉ có thể tự trách mình do học Pháp không sâu, không chắc mà thôi.


Thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, đã và đang nảy sinh không ít “ca” mà có biểu hiện kiểu dạng như trên, có người tự xưng rằng mình đã viên mãn, có người thậm chí còn đi truyền bá trong học viên rằng phương pháp để tu đắc viên mãn trong vòng có … 2 năm và còn bảo đảm về khả năng trên; Một số người còn tự xưng là bản thân đã tu lên tầng thứ cao rồi và có sứ mệnh/trách nhiệm “giúp đỡ” học viên tu luyện để … không phụ lòng Sư Phụ. Tôi nghĩ những người kiểu dạng này xuất hiện tất nhiên có thể là để moi ra những học viên nào trong cộng đồng còn chưa vững hay có tâm chấp trước mạnh về phương diện này phải không?


Có học viên cho rằng nên giúp đỡ họ tỉnh cơn mê, nhưng cá nhân tôi không chắc là còn có tác dụng bởi vì thực tế khi họ đã nói ra đến miệng rồi thì sự tình đã không còn đơn giản nữa, họ ắt phải bị Ma ở không gian khác hoặc Pháp thân giả v..v thông qua Tai (Thiên Nhĩ) hoặc Mắt (Thiên Mục) huyễn hoặc cho "ăn quả lừa" thông qua phương thức “bơm thổi”, “tăng sự ảo tưởng” đến cỡ họ tin sái cổ là bản thân họ có “bản sự phi thường” rồi thì mới buông ra những lời kiểu như “Tôi đã đắc Viên Mãn”, “Tôi là có sứ mệnh giúp đỡ học viên tu luyện Viên Mãn” hay "Tôi nhìn thấy học viên này mắc Phụ thể", "Tôi thấy chỗ này chỗ kia có ánh lửa như Địa Ngục" v..v thế lọ thế chai như vậy.

Thông thường những người kiểu này dường như họ cứ mặc định rằng cái gì họ nghe được, thấy được từ không gian khác là 100% Auto-Đúng; Họ nhất mực tin vào những gì họ thấy mà không có tuân theo đúng những gì Sư Phụ giảng để xét xem liệu những thứ họ thấy có phải là "bẫy", là "cảnh giả" do Ma, Pháp thân giả hay Cựu Thế lực huyễn tạo ra hay không? Người tu trong kiểu Khai mở Thiên Mục (tiệm ngộ) như trên, thực tế theo thể ngộ của tôi cần phải rất cẩn trọng với những gì mình thấy hay nghe được từ không gian khác; Họ mà hễ chấp vào bản sự, chấp vào danh, muốn nổi tiếng trong cộng đồng học viên thì rất có thể họ sẽ bị Ma ở không gian khác lừa mà gián tiếp trở thành công cụ phá hoại Đại Pháp mà không tự biết.


Họ không thể trách Sư Phụ không nhắc họ vì trong Pháp Sư Phụ đã giảng rất rõ về phương diện này, nhất là về vấn đề Tự tâm sinh Ma và Pháp thân giả v..v, thực tế thì tôi nhớ trong bài "Tâm nhất định phải chính" - Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ cũng giảng rất rõ (đại ý, không nguyên văn) là Pháp thân của Sư Phụ sẽ ngăn trở và điểm hóa cho học viên nhưng hễ thấy học viên như thế mãi thì cũng không quản nữa, cớ chi cưỡng bức người ta tu luyện được? Tôi thể ngộ nông cạn rằng khi phát hiện họ tu sai lệch, Pháp thân của Sư Phụ có thể sẽ tìm cách điểm hóa cho họ bằng nhiều phương thức, chỉ là họ có nhận ra, có dám đối diện với sự thật hay cố tình lờ đi mà thôi.


Giai đoạn đầu có thể Ma để cho họ thấy một chút ít của cảnh tượng thực tế ở không gian khác trong một tầng thứ nhất định để làm mồi nhử; Khi họ tăng trưởng chấp trước vào bản sự, cái tâm danh lợi và tự mãn nổi lên do nhiều học viên nghe theo họ rồi thì lúc đó Ma ngấm ngầm chuyển sang cho họ thấy "cảnh giả" thì họ cũng sẽ cho nó là "cảnh thật". Ai lúc đó khuyên họ thì họ cũng một mực không nghe, tôi nghĩ có thể chính là vì cái tâm tự mãn của họ đã bị Ma bơm thổi lên quá to rồi, họ không buông bỏ được những gì họ đã nhìn thấy được trước đây (vốn được dùng để làm mồi nhử họ mắc câu), vả lại áp lực do nhiều học viên hâm mộ nó cũng đè nặng lên họ, giả sử như nếu họ mà nhận sai thì tương đương với mất danh mất mặt với học viên, và sau này sẽ không ai nghe theo họ nữa (Nếu họ đang bị cái tâm hư vinh, cầu danh, thích được khen ngợi và chú ý điều khiển mà không tự ý thức ra được).

Khả năng "chém gió" về bản sự của một trường hợp "nổ" bị nhiều học viên vạch mặt nhưng vẫn không chịu phản tỉnh







Nguồn: Facebook Group (Chú ý: Ông "L" = Ông Luận - tức Nguyễn Thế Luận)


Nguồn: Facebook Group


Sau này, một nhóm đệ tử của ông Nguyễn Thế Luận dường như đã không còn coi ông Luận là Minh Sư của mình nữa, họ bắt đầu tự cho mình có lẽ còn cao hơn cả chính Minh Sư mà đã từng truyền thụ (những thứ vốn được xem là bát nháo trong mắt người tu Pháp Luân Công chân chính). Họ tự tách ra và lập một "khoảng trời riêng" để hành sự trong cộng đồng học viên tại Việt Nam, đứng đầu nhóm này theo thông tin từ các học viên thì là người tu được ông Luận nói "đã viên mãn" - Lê Thị Khánh Hưng.



Facebook của Lê Thị Khánh Hưng

Ngoài ông Nguyễn Thế Luận tự xưng là đã viên mãn và kéo theo không ít học viên đi theo con đường tà vạy đó. Ở cộng đồng người tu tại Việt Nam trước đây cũng tồn tại không ít những "dị nhân"/"cao nhân" tự xưng mình là đến từ "tầng thứ cao" để nhiễu loạn học viên. Ví dụ điển hình như ở một số dẫn chứng dưới đây.








Rất nhiều Thánh "nổ" xuất hiện trong cộng đồng học viên tại Việt Nam như Nhi Trần, Người Đi Tìm Đạo (Kiên Định) hay Nguyễn Thế Luân v..v. Họ hết tự nhận bản thân đã viên mãn, giờ họ còn mở "lò đào tạo" giúp các học viên khác Viên Mãn theo cách của họ với thời gian xác định (như là 2 năm) v..v, Pháp của Sư Phụ coi như họ không còn ngó ngàng gì đến, giờ là tu theo họ chứ không phải tu theo Đại Pháp nữa.


Thực ra, không chỉ có mấy “ca” cho rằng bản thân mình đã Viên Mãn như vậy, thực tế thì những ca này còn dễ nhận ra, còn dễ phân biệt được. Ví như có những ca thông qua Thiên Mục được Khai mở mà còn nói ra miệng rằng người này người kia có phụ thể, thấy nơi này nơi kia là có biển lửa như địa ngục rồi thì kết luận lung tung, ấy thế mà học viên cũng tin sái cổ. Tôi có biết được ngoài trường hợp của Phạm Thị Thiên Hà ở Bình Dương vừa rồi cũng vì cái cớ sự thông qua Thiên Mục bị Ma huyễn rằng bản thân cô này là hiện thân của chúa Jesus, tu cao đến cỡ chỉ dưới mỗi Sư Phụ và tự sáng tạo ra cái phương thức khác người là nhịn ăn để viên mãn (kỳ thực lúc này thì Thiên Hà đã đi lệch quá xa và không còn có thể coi Hà là học viên được nữa) - thì thực tế hồi Hà còn ở Nha Trang, còn có một trường hợp khác tên là Đinh Hường cũng khai Thiên Mục rồi nói với học viên khác người này người kia có phụ thể, rồi học viên nữ nào đó là tà linh đứng sau thao túng v..v nghe đâu bây giờ số học viên nghe theo lời nói và mê hoặc của Hường chắc cỡ cũng phải vài trăm thông qua các nhóm chat trên Zalo, Facebook, họ tin sái cổ và coi đó như Pháp vậy.


Một người tên Đinh Hường khai Thiên Mục nói chuyện với học viên (trước là tu bên Công Giáo), vị này khá nổi tiếng tại Nha Trang


Không hiểu vị Đinh Hường này học Pháp kiểu gì mà tùy tiện mở miệng nói rằng học viên này học viên nọ có phụ thể, thậm chí còn khẳng định?


Thực ra đứng đằng sau Đinh Hường còn là cả một nhóm, một hệ thống hoạt động từ Nam ra Bắc chứ không phải đơn giản, mà những nhóm người này đều có tư tưởng cực đoan chứng thực Pháp bất chấp hoàn cảnh tại Việt Nam giống Hắc Hội Thập Tam Phạm Xuân Giao vốn đã khiến môi trường tu luyện tại Việt Nam vốn đã chịu nhiều tổn thất bao năm qua giờ lại càng trở nên hỗn loạn và phức tạp như hiện nay

Link bài viết nguồn trên Facebook: (Click)


Không biết rằng các học viên khi nghe và theo những ca loạn bậy như vậy họ lúc đó có còn nhớ đến Pháp của Sư Phụ hay không? Nếu họ không nhớ, tôi xin đề nghị họ ít nhất là đọc thật kỹ lại bài “Lại luận về tiêu chuẩn đo lường” – Tinh tấn Yếu chỉ.


Nguyên nhân chính mà xuất hiện những trường hợp “người giời” như kể trên tôi thể ngộ có lẽ là do rất nhiều học viên tu không nghiêm túc, Pháp của Sư Phụ không học một cách thực chất mà học cho có số lượng, học vẹt hoặc học xong để đấy. Thành ra khi đụng phải những “bài Test” thực tế thì trường hợp nào họ cũng dính, có những trường hợp đã phải suýt mất mạng hoặc đã mất mạng.


Nếu không học Pháp và tu trong thực tiễn một cách thực chất mà cứ cái kiểu học Pháp bề mặt, học qua loa hình thức rồi để đấy hay nói thẳng ra là học vẹt như hiện nay thì tôi nghĩ các học viên tại Việt Nam sẽ còn "trượt" khảo nghiệm thêm nhiều nữa.

Rất nhiều học viên ở Việt Nam lúc nào cũng dặn dò nhau là phải “Dĩ Pháp vi Sư”, nhưng có vẻ giữa những gì họ nói và những gì họ làm là có sự khác biệt rất lớn, nó có thể cũng qua đó phần nào phản ánh sự chênh lệch giữa việc học Pháp và tu luyện thực chất của họ. Nhiều học viên dường như muốn tìm những cá nhân hữu hình nào đó làm Thầy hơn là dựa vào kinh sách Đại Pháp. “Nói một đằng, làm một nẻo”, "Nói thì hay, nhưng làm thì dở", "Lý thuyết thì giỏi, nhưng thực hành thì kém" có lẽ là những căn bệnh trầm kha rất khó giải quyết tận gốc của một bộ phận không nhỏ học viên Việt Nam hiện nay; Sở dĩ nói vậy là vì có những vấn đề mà trong Pháp thì Sư Phụ đã giảng rõ như vậy (ít nhất là mới chỉ bề mặt chữ nghĩa chứ chưa xét gì tới nội hàm đằng sau), không còn gì để mà lôi chữ "ngộ" hay "tầng thứ" ra để bao biện nữa, mà có vẻ như không đọng lại trong tâm não của họ được mấy; Nói thẳng ra đó là do học Pháp không kỹ, không sâu, không chắc, không nhập tâm mà ra.

Thực ra, nếu nói một cách khách quan, thì dính vào mấy trường hợp như kể trên tính ra còn nhẹ nhàng chán so với việc hầu hết học viên Việt Nam hiện nay đang bị một hệ thống định hướng tu luyện sai lệch với Pháp (Phụ Đạo Viên - Liên Lạc Viên 3 miền). Tôi có biết một thực trạng thông qua một số đoạn chia sẻ của học viên mà đã thoát ra được cái hệ thống đó về việc cảm nhận trước và sau khi tiếp xúc với những bài viết hay nhóm nào đó mà bị cái hệ thống kia cho vào diện "tà ác", "đặc vụ", "phá hoại", "chia rẽ chỉnh thể" v..v thế lọ thế chai gì đó.


Đại khái là rất nhiều học viên lúc còn đang bị dính vào cái hệ thống đó mà chưa thoát ra được thì theo phản ánh - khá nhiều người trong số họ cảm thấy rất đau đầu, chóng mặt khi đọc các bài viết trái chiều đến mức không thể đọc tiếp, và khi có cảm giác như vậy cộng thêm lời định hướng của hệ thống kia là họ tin sái cổ, thế là sau này không dám vào đọc các bài viết đa chiều khác nữa, nó giống như một phương thức tự kiểm duyệt chính mình vậy. Chỉ những ai kiên trì theo đường lối thuốc đắng dã tật và sự thật mất lòng, khi đã thoát hẳn ra khỏi hệ thống đó thì cái cảm giác khó chịu kia mới mất đi. Để nói cái lực hút, lực kéo và độc tố của cái hệ thống loạn bậy kia trên thực tế nó còn kinh khủng hơn nhiều so với một vài cá nhân được kể tên bên trên. Nếu các học viên cần thêm thông tin về hệ thống loạn bậy đó thì có thể đọc thêm bài viết sau đây để dễ hình dung (Link).

Cũng cần phải nói thêm rằng không chỉ dừng lại ở mức độ cái hệ thống kia; Còn tồn tại nhiều ca loạn bậy mà khiến học viên bị "lừa" một cách ngoạn mục nữa, đến mức còn phải toát mồ hôi, ngậm đắng nuốt cay dù đã học Pháp rất kỹ, trải nghiệm rất nhiều mà ở trong bài viết này không tiện nói ra. Để thấy rằng ở Việt Nam tu luyện không hề đơn giản một chút nào hết, chủ quan là chết mà kể cả không chủ quan hễ chỉ cần hơi sơ sảy chút cũng chết như chơi; Chỉ có thể nói rằng quả thực an bài phá hoại của Cựu Thế Lực không đâu không có, chỗ nào cũng cài vào, có những chỗ phải đến gần phút cuối mới bị lộ ra. Những gì ở Môi trường tu luyện tại Việt Nam, theo tôi kinh nghiệm, mới nhìn vào sâu thì thấy có vấn đề, thử nhìn sâu tiếp nữa thì thấy khá là loạn, kiên trì nhìn xuống sâu tiếp nữa thì thấy còn loạn đến mức chỉ có nước ... cảm thán và than thở mà thôi. Thẳng thắn mà nói thì những gì được nêu lên trong bài viết này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà còn dễ nhìn ra.


Thời gian tu luyện không còn nhiều, bài học giáo huấn thì cũng đã được nêu ra không ít, hỏi số lượng học viên Việt Nam cuối cùng còn trụ lại được là bao nhiêu? Câu trả lời tôi xin để các học viên tự mình suy xét. Còn riêng tôi, cá nhân tôi nghĩ là không còn mấy hy vọng nào nữa.


Cuối cùng, những gì tôi đưa ra trao đổi và phân tích trên đây đều là thể ngộ cá nhân còn nông cạn tại tầng sở tại, vì nội hàm của Đại Pháp là vô cùng lớn nên bài viết này tất nhiên chỉ để tham khảo, nếu có gì chưa đúng hoặc chưa hợp lý thì rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả.


bottom of page