Từ khóa: #"Pháp Luân Công", #"Pháp Luân Đại Pháp"
Đã nhiều người nghe qua về khái niệm “sách lậu”, trước khi đi sâu vào phân tích thực trạng sách lậu và sự bức hại tinh vi của cựu thế lực tại môi trường Việt Nam thì có lẽ nên điểm qua một chút về thế nào là “sách lậu” dưới góc độ Luật Pháp.
Sách lậu được coi như một mặt hàng, một sản phẩm lậu mà được gọi chung là “hàng lậu” - hàng lậu có nghĩa là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tức là không có nơi sản xuất, không có giấy phép đăng ký mà vẫn được đem ra lưu hành, phân phối, bày bán kinh doanh; trong đó hàng trái phép không được bán, hàng trộm cấp cũng được gọi là hàng lậu. Nếu là hàng nhập về từ nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thì đều được coi là hàng lậu vì nó có thể nhập qua đường tiểu ngạch (biên giới giống như đi buôn lậu) hoặc qua đường hàng xách tay số lượng lớn khi vận chuyển bằng đường máy bay (giống như hàng nước bạn nhân viên Đại Sứ Quán hay nhờ cán bộ đi công tác cho vào vali mang hộ về nước để trốn thuế). Đặc điểm chung của hàng lậu là việc các loại mặt hàng này đều trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, gây thất thu Ngân sách Nhà nước. Hàng nếu là nhập về thì không phải để phục vụ cho cá nhân mà lại đem phân phối có thu tiền trong nước, nếu thế thì là hành vi phân phối có tính thương mại đúng không? Vì là loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nơi sản xuất rõ ràng, không giấy phép đăng ký nên việc lưu truyền, phân phối những loại hàng này vốn đã là trái pháp luật.
Đối với mặt hàng là sách, báo, tạp chí v..v thì theo Luật xuất bản 2012 đã quy định, hành vi xuất bản, phát hành đều phải qua đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền thì mới được phép thực hiện.
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
Theo khoản 2, Điều 10 – Luật Xuất bản 2012 đã quy định rõ về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất bản như sau:
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nôi dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Nghị Định 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản tại Điều 4 cụ thể:
Điều 4. Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Nếu xuất bản mà không có giấy phép thì bị phạt với mức sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú, văn phòng thường trú của cơ quan báo chí;
b) Xuất bản bản tin không có giấy phép;
c) Vi phạm các quy định về xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài tại Việt Nam;
d) .....................
Như vậy, nếu một sản phẩm là sách mà chưa được qua đăng ký, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ nhà xuất bản mà mua bán, phân phát, tặng cho (tức là cho mà không lấy tiền), cho mượn, nhập khẩu đều là hành vi trái pháp luật. Nếu các cá nhân mà bị phát hiện lưu truyền sản phẩm là sách in lậu, chưa đăng ký xuất bản thì đều bị truy tố với mức xử phạt trong khung với với mức tối đa lên tới 100 triệu đồng.
Ngoải ra, hành vi sao chép sản phẩm là sách báo, tạp chí và chuyển giao trái phép sang cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể hành vi trên đã xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi vi phạm này được quy định tại khoản 6, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Đó là đối với hệ thống luật Pháp tại Việt Nam, còn đối với hệ thống luật Pháp tại Mỹ thì sao? Hệ thống luật Xuất bản tại Mỹ quy định rất chi tiết với mức phạt rất nặng hành vi vi phạm bản quyền tác giả, cụ thể (Luật quyền tác giả Hoa Kỳ):
Điều 106: Các quyền độc quyền đối với các tác phẩm được bảo hộ
Tùy thuộc vào quy định tại các Điều từ 107 đến 120, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Điều luật này có các quyền độc quyền được thực hiện và cho phép thực hiện các quyền sau:
(1). Tái bản tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng bản sao hoặc bản ghi;
(2). Sáng tạo các tác phẩm phát sinh trên cơ sở các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
(3). Phân phối các bản sao và bản ghi của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tới công chúng thông qua việc bán hoặc các hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu khác, hoặc thông qua việc cho thuê, cho mượn, cho mướn.
--> Tức là chỉ có các Nhà sách, Nhà xuất bản mà được tác giả ủy quyền, ký hợp đồng sở hữu quyền tác giả thì mới được tái bản tác phẩm, phân phối tới công chúng qua việc bán hoặc cho thuê, cho mượn. Nếu không được ủy quyền, không có sở hữu quyền tác giả thì đều bị coi là hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Kể cả có cho không lấy tiền cũng vẫn là vi phạm.
Điều 503: Các biện pháp thực thi chống vi phạm: tịch thu và xử lý đồ vật vi phạm.
(a). Vào bất kỳ thời điểm nào mà vụ việc kiện theo Điều luật nào đang trong giai đoạn giải quyết, Toà án có thể ra lệnh tịch thu, dựa trên những điều kiện và điều khoản mà có thể được coi là hợp lý, tất cả các bản sao hoặc bản ghi bị kiện là đã được làm hoặc đã được sử dụng xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu các quyền độc quyền, và tất các các khuôn in, khuôn đúc, khuôn cối, đầu máy, băng, phim âm bản, hoặc các đồ vật khác mà nhờ chúng các bản sao hoặc bản ghi có thể được tái bản.
Điều 506: Các hình phạt hình sự
(a). Vi phạm mang tính chất hình sự: bất kỳ người nào mà xâm phạm một cách cố ý quyền tác giả phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận thương mại hoặc giành các mục tiêu tài chính cá nhân sẽ bị phạt tù theo quy định của Điều 2319 của Điều luật số 28.
(b). Tịch thu và tiêu huỷ: khi bất kỳ người nào bị kết án về bất kỳ sự vi phạm nào của Khoản (a), Toà án theo thẩm quyền xét xử của mình, cùng với hình phạt được quy định trong đó, sẽ ra lệnh tịch thu và tiêu huỷ hoặc xử lý khác tất cả các bản sao hoặc bản ghi vi phạm và tất cả những công cụ, phương tiện hoặc thiết bị được sử dụng trong việc sản xuất các bản sao hoặc bản ghi vi phạm đó.
Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu không chỉ trong nước mà cả các nước phát triển, cường quốc kinh tế như Mỹ mà họ còn quy định rất chặt chẽ về hoạt động in ấn, xuất bản, quyền tác giả. Tất cả các hoạt động xuất bản sách thì đều cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau trước khi được phép phân phối đến cộng đồng.
- Có văn bản ủy quyền của tác giả về việc sở hữu quyền tác giả và thỏa thuận rõ mức % tiền bản quyền thông qua hoạt động phân phối sách có tính thương mại.
- Có giấy phép đăng ký và quyết định đăng ký xuất bản đối với sản phẩm đã được ủy quyền sở hữu quyền tác giả.
- Có giấy phép in ấn đối với nhà xuất bản và phải có chứng nhận đã nộp lưu chiểu (ghi rõ số lượng sách đã xuất bản). Có quy định mức giá và thuế GTGT trên từng đơn vị sản phẩm bán ra.
Mỗi ấn phẩm được xuất bản đều có ghi thông tin rõ ràng về Giấy phép xuất bản, Quyết định xuất bản, thời gian nộp lưu chiểu và số lượng được in ấn
Bây giờ, quay lại vấn đề về thực trạng sách Đại Pháp được in lậu hiện nay tại Việt Nam, thì thực tế hoạt động này đã được thực hiện khá lâu và đi đầu là do một người tên là Nguyễn Anh Tú thông qua trang web Khaitam.org (bây giờ đã bị đóng) để cung cấp sách đến cho các học viên trong cả nước.
Hoạt động in ấn sách Chuyển Pháp Luân và các tư liệu liên quan được thông qua một xưởng in riêng biệt, tuy nhiên vấn đề là hoạt động này:
- Chưa có ủy quyền từ Sư Phụ
- Chưa có giấy phép xuất bản, quyết định xuất bản
- Chưa có quy định về mức giá, mức đóng thuế GTGT
Do không phải là đại diện sở hữu quyền tác giả mà ngang nhiên in ấn không đăng ký thì theo Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ thì đây là sách lậu. Việc phân phối trong các học viên vốn đã là vi phạm pháp luật rõ ràng. Vì chưa có ủy quyền nên số tiền thu được họ không hề chuyển sang cho Tác Giả (Sư Phụ Lý Hồng Chí), mà có chuyển thì Sư Phụ cũng không thể nhận vì họ đã in ấn mà không xin phép, lại tùy tiện quy định mức giá, trốn thuế. Nếu Sư Phụ mà nhận số tiền đó thì cũng quá bằng Sư Phụ thông đồng với họ in ấn trái phép. Như vậy, việc in ấn trái phép đó vừa làm bôi nhọ thanh danh Sư Phụ vì họ tự xưng là học viên Pháp Luân Công, vừa vi phạm pháp luật trắng trợn, vừa đẩy học viên không ý thức rõ vào con đường tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
Thực tế, hiện đã có một cơ sở in sách Đại Pháp trái phép chui ở Sài Gòn đã bị chính quyền phát hiện và truy tố, đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm bản quyền trong in ấn xuất bản sách Đại Pháp khi chưa được Sư Phụ ủy quyền hợp đồng cũng như chưa có giấy phép xuất bản đàng hoàng.
Theo Thông cáo của Minh Huệ (http://vn.minghui.org/news/54644-thong-cao-201411.html) đã quy định rất rõ:
Dưới đây xin trích lại nguyên văn Thông cáo của Minh Huệ Net (Link gốc đính kèm bên trên)
"Tại đây, xin nhắc lại cho những người tu luyện:
(1) Không được kiếm lời trong các học viên. Đặt tâm tư vào việc kiếm lợi nhuận từ học viên là phá hoại tài nguyên của đệ tử Đại Pháp, là phá hoại an bài của Sư phụ, là hành vi làm loạn.
(2) [Theo luật] sở hữu bản quyền, không được tự ý không có phép mà sao chép, xuất bản, phát hành những băng tiếng băng hình giảng Pháp và kinh sách Đại Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí; không được tự ý sao chép và phát hành nhạc luyện công của Pháp Luân Đại Pháp, nhạc Phổ Độ và Tế Thế của Đại Pháp. Hễ có nhu cầu xuất bản phát hành, thì trước hết phải có ủy quyền chính thức của Sư phụ Lý Hồng Chí, nếu không thì là vi phạm bản quyền và là hành vi loạn Pháp."
Tức là việc Nguyễn Anh Tú và những thành phần nằm trong hệ thống in ấn lậu không có xin phép Sư Phụ mà phát hành (xem khái niệm phát hành) những tài liệu thuộc về sở hữu trí tuệ của Sư Phụ là điều không được pháp luật cho phép. Và Thông cáo cũng ghi rõ là “xin nhắc lại cho những người tu luyện” – tức là kể cả học viên mà in ấn trái phép cũng là vi phạm quyền sở hữu quyền tác giả, vi phạm luật xuất bản.
Thông cáo cũng Minh Huệ tổng bộ cũng ghi rõ:
“Hễ như thế, thì đều thuộc hành vi loạn Pháp. Khi Sư phụ vẫn còn đây mà công nhiên loạn Pháp, không nghe theo Sư phụ dạy, [dù] người đó là ai, tự có Đại Pháp đo lường. Các đệ tử tu luyện Đại Pháp chúng ta cần phải ‘dĩ Pháp vi Sư’, vững vàng tỉnh táo giữ vững tâm tính và hành vi của mình, không những không tham gia vào loạn Pháp, mà còn coi việc hộ Pháp như trách nhiệm của mình. Những thứ loạn Pháp đó nếu không kịp thời tiêu huỷ triệt để, thì lâu dài về sau, người sau này sẽ không phân biệt rõ được đâu là Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí. Những kẻ nào tham gia thì sau khi khởi tác dụng phá hoại xong, sẽ khó tránh khỏi độc thủ của cựu thế lực.”
Do đó, bất kỳ ai tại Việt Nam hay tại bất kỳ nước nào trên thế giới, kể cả có là học viên với bất kỳ lý do gì mà tùy tiện không có văn bản cho phép của tác giả là Sư Phụ, không có giấy phép đăng ký xuất bản mà tự tiện in ấn và phát hành (kể cả không lấy tiền) trong học viên thì thảy đều là hành vi loạn Pháp. Học viên nhận các loại sách in ấn trái phép đó mà không thanh tỉnh thì đều là tham gia vào loạn Pháp.
Hiện nay chỉ có duy nhất Nhà xuất bản Ích Quần (địa chỉ http://yihchyun.com.tw/) là được ủy quyền của Sư Phụ và có giấy phép đăng ký với Cục xuất bản tại Đài Loan với các ẩn phẩm là sách Đại Pháp (các thứ tiếng) và được cấp mã số ISBN rõ ràng và Nhà sách được quyền phát hành và phân phối là Hệ thống Thiên Thê (địa chỉ www.Tiantibooks.org) có chi nhánh tại Mỹ và Hàn Quốc. Chỉ có sách có nguồn gốc tại 2 nơi này mới được coi là hợp pháp. (Tất nhiên học viên tự in phục vụ mục đích cá nhân thì không vi phạm vì Sư Phụ đã cho phép điều này).
Đối với mỗi đầu sách được bán ra thì Nhà sách Ích Quần (Yih Chyun) đều phải đăng ký mã số xuất bản ISBN tại Cục Xuất Bản Đài Loan, thông tin được đăng tải chính thức trên Website của Cục.
Cũng có một số thành phần trong hệ thống in lậu đó ngụy biện rằng sách này là hỗ trợ cho học viên tại Việt Nam không có điều kiện tiếp nhận sách bản quyền, đều là sách Đại Pháp thì đều khởi tác dụng v..v. Tuy nhiên, vấn đề cần nhìn nhận như sau:
- Học viên tại Việt Nam nếu không có khả năng mua sách có bản quyền – thì có thể tự in sách bằng máy in cá nhân (tải file sách về qua trang vi.falundafa.org ), chỉ in 01 bản và chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân, không in hộ hay in cho ai khác, việc này thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên nếu tự in và photo số lượng lớn để cung cấp cho học viên thì cũng không khác gì sách lậu, vì nó vi phạm nguyên tắc "in để phục vụ cho cá nhân" - tức là cá nhân đó tự in cho mình thì không sao, nhưng nếu in cho cả người khác với số lượng lớn nữa thì là sai.
- Học viên tại Việt Nam khó khăn? Nếu khó khăn đến mức mà duy trì hoàn cảnh sống rất khổ thì có thể tạm nghe 9 bài giảng Pháp dạng audio hoặc tải file pdf trên trang Đại Pháp về máy tính/smartphone đọc tạm. Khi nào tích đủ tiền mua máy in cá nhân thì in ra đọc (in 01 bản dùng cho cá nhân, không cho tặng hay bán cho người thứ hai).
- Đều là sách Đại Pháp nên đọc sách đều khởi tác dụng? Tất nhiên đều là nội dung của Pháp nhưng xin hỏi nếu hành vi phát hành đó mà bị phát hiện, học viên có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, bị truy tố xử phạt thì so với vài chục ngàn đồng tự đi in hoặc vài trăm ngàn mua sách bản quyền thì cái nào tốt hơn? Bản thân học viên tiếp nhận một sản phẩm in ấn không được sự cho phép của Sư Phụ thì chả phải đang tiếp tay cho loạn Pháp, bất kính với Sư Phụ thì là gì? hỏi loại học viên đó có không bị cựu thế lực dùi vào sơ hở đó mà bức hại hay không? Nó có nguy hiểm không? Vừa bị người thường truy cứu về tội vi phạm pháp luật, vừa bị cựu thế lực dùi vào mà bức hại do bất kính với Sư Phụ mà chỉ vì có không chịu bỏ ra vài chục ngàn tự đi in? Thực ra chỉ có những ai tự đặt tiêu chuẩn đạo đức thấp kém thì mới truy cầu sử dụng sách lậu, vì đó là hành vi bất chính và không tôn trọng Sư Phụ.
- Sách in lậu dù sao cũng giải quyết được nhu cầu sách của học viên trong giai đoạn trước đây? Không hề! Sách in lậu chỉ có làm gia tăng chấp trước vào mua sách không rõ nguồn gốc xuất xứ và cổ xúy học viên sử dụng sản phẩm vi phạm pháp luật mà thôi. Học viên đều có thể tự lên mạng đi in về thì có thể tự giải quyết nhu cầu thiếu sách. Nếu là học viên chân chính đáng ra phải nhắc nhở học viên tự ý thức mà đi in ra. Họ lại lấy lý do hỗ trợ học viên có sách để in lậu sách của Sư Phụ, đẩy học viên vào rủi ro bị cựu thế lực, bị chính quyền bức hại vì vi phạm pháp luật, vì bất kính với Sư Phụ! Học viên vốn tự in được thì cần gì họ phải đi giải quyết nhu cầu sách? Chẳng phải đó là lối nói ngụy biện đó sao?
- Sách bản quyền quá đắt so với sách in lậu? Với sách bản quyền, đó là chi phí in ấn, tiền bản quyền, đóng thuế, giấy phép... nên mới có giá như vậy. Nhưng so với lợi ích thu được từ tu luyện, so với chi phí y tế mà họ đáng lẽ phải bỏ ra, so với sự khổ độ tiêu nghiệp của Sư Phụ mà họ còn so kè vài trăm ngàn mua sách bản quyền thì họ không hơn gì chỉ là những thành phần lợi dụng Đại Pháp, lợi dụng Sư Phụ. Đó là cái tâm giảo hoạt, khôn khéo chỉ muốn cái gì tốt với bản thân, còn cái gì không tốt thì họ đẩy ra hết. Sư Phụ từ bi với họ nhưng họ thích đồ ngon-bổ-rẻ nên họ chỉ muốn mua sách lậu, bất cần biết có bất kính với Sư Phụ hay không? Đây là loại học viên dễ bị Cựu thế lực dùi vào bức hại nhất chính vì cái tiêu chuẩn đạo đức thấp kém kia! Vì họ cho là những người đó không xứng đáng đắc Pháp và cần bị đào thải. Nói vui rằng có nhiều người thậm chí có thể bỏ vài triệu cho một bộ quần áo nhái từ Trung Quốc, vài trăm ngàn cho một lần đi ăn lẩu nướng, vài chục ngàn cho một ly café nhưng lại so kè vài chục ngàn đồng tự in hay vài trăm ngàn mua sách bản quyền, đó là loại người gì vậy? Có xứng đáng làm người tu luyện hay không?
Ngoài ra, hệ thống in ấn trái pháp luật kia hỏi họ lấy tiền đâu để in ấn số lượng lớn như vậy? Rõ ràng họ phải có nguồn cung cấp tài chính đầu vào. Thực chất là họ có huy động một lượng góp tiền lớn từ các học viên có điều kiện dư dả về tài chính để mua các thiết bị in ấn và trang trải chi phí như giấy, mực in v..v Nếu không chỉ dựa vào thu nhập bản thân họ sẽ không thể duy trì được lâu vì chi phí đó thường rất lớn, phải vài trăm triệu chứ không ít. Điều này trên thực tế vừa vi phạm luật xuất bản, vừa vi phạm nguyên tắc không thu tiền gây quỹ trong học viên mà Minh Huệ đã thông cáo từ rất lâu. Hành vi này là công nhiên loạn Pháp và bức hại tài chính học viên. (link chi tiết)
Nguồn: Minh Huệ Net - Link gốc
Nếu họ bán ra có thu tiền và lãi thì tội càng thêm tội. Học viên mà tiếp tay mua, lưu truyền hoặc nhận các loại sách này thì đều là tiếp tay cho hành vi loạn Pháp nghiêm trọng và không cần biết trước đây họ tu ra sao, vì cái lỗi chết người này mà họ có thể bị Cựu thế lực gom chung vào một lô phá hoại Pháp và sẽ bị đào thải trong tương lai.
Có thể học viên sẽ đặt câu hỏi: Vậy nếu lỡ mua sách in lậu giờ thì phải làm sao? Câu trả lời ở đây là sách đó về cơ bản vẫn dùng được nhưng từ đó trở về sau học viên không được tiếp nhận hay mua sách in lậu nữa, trước đây học viên có thể vì không biết mà mua nhưng giờ đã biết rồi nên không được mắc sai lầm thêm nữa. Mọi hành vi tiếp tay và cổ xúy cho sách in lậu thì đều sẽ bị Cựu thế lực gom chung vào lô loạn Pháp, chưa kể còn rủi ro khi bị chính quyền khởi tố vì lan truyền sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép xuất bản hay không có giấy phép thông quan rõ ràng (với sách nhập khẩu). Trong tình hình thực tế môi trường Việt Nam hiện nay, nếu muốn sở hữu sách Đại Pháp có bản quyền, tôi nghĩ mọi người có thể đi nước ngoài trực tiếp mua về hoặc nhờ người quen đặt về nhưng phải có giấy tờ thông quan đàng hoàng, nếu mua từ các nguồn trong nước thì không nhất thiết là có đường đi chân chính, vì có thể là họ nhập lậu vào trong nước hoặc in lậu khi nắm được mẫu mã hàng gốc. Thực tế bao năm qua nguồn sách lậu đã lan tràn khắp nơi, tương lai có thể những Kinh Văn cũng sẽ được làm giả. Mọi người nên tỉnh táo và không tạo thị trường cho những việc sai trái như vừa qua!
Để tránh vô tình tiếp tay cho sách lậu hoặc sách nhập lậu (thông qua đường tiểu ngạch hoặc đút lót cán bộ hải quan), theo quan điểm của tôi thì tốt nhất học viên nên tự in (không mua hay không nhờ ai khác in hộ mình) bằng máy in cá nhân. Là người khó khăn thì có thể đọc trên mạng, tích lũy tiền dần dần mua máy in cá nhân rồi tự in 01 bản để dùng cho bản thân (không lưu hành, cho tặng, mua bán ra người thứ hai). Tôi nghĩ với số tiền trên không có gì là quá khó khăn, kể cả với những học viên ở những nơi hiểm trở. Một cuốn sách chỉ đạo học viên tu luyện trân quý như vậy thì học viên cũng nên tỏ ra mình xứng đáng đúng không? Nhiều học viên có thể bỏ vài triệu để mua quần áo, để đi chơi mà không bỏ nổi tiền đầu tư để in một cuốn sách chỉ đạo tu luyện thì không còn gì để nói.
Đây là một số phân tích về thực trạng loạn Pháp thông qua in ấn sách Đại Pháp trái phép hiện nay tại Việt Nam, nếu có gì không đúng rất mong nhận được sự góp ý.
BAN BIÊN TẬP WEBSITE: Đối với việc tham khảo nội dung bài giảng của Sư Phụ mà sử dụng từ khóa thì khuyến cáo học viên nên tự đọc lại hoặc tự tìm thủ công chứ không dùng phương thức "CTRL + F" vì cách này sẽ làm bôi đen lên phần nội dung bài giảng của Sư Phụ, Ban Biên Tập Website cho rằng như thế là không nên và không tôn trọng Sư Phụ (kể cả trong quá trình đọc online trên mạng cũng không nên dùng chuột bôi đen nội dung bài giảng của Sư Phụ). Riêng với học viên mới tu thì nếu là bài giảng sau năm 2000 thì khuyến nghị chưa nhất thiết phải đọc vội vì học viên mới tu có lẽ chưa thực sự phù hợp để đọc các kinh văn sau năm 2000 (theo nhìn nhận của chúng tôi) mà chỉ nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để hiểu được căn bản tu luyện là gì đã, tất nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không có tính ép buộc.