Ngụy biện nói một cách đơn giản nhất là một hình thức né tránh sự thật và dùng các biện pháp nhất định hòng đánh lạc hướng hoặc bóp méo sự thật. Được sử dụng vì mục đích bảo vệ bản thân khỏi những lời phê bình hay chỉ trích từ bên ngoài. Ngụy biện còn được hiểu là một phương thức lừa mình dối người khi mà người ngụy biện không dám đối diện với sự thật về sai lầm của mình.
Thực ra theo hiểu biết của tôi thì ngụy biện tồn tại ở tất cả các quốc gia phát triển, tự do như ở Phương Tây nhưng ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam thì nó càng trở nên mạnh mẽ, phàm người càng sợ mất thể diện, càng sợ mất mặt và tâm tranh đấu mạnh thì càng dễ có xu hướng ngụy biện, nó tồn tại ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống chứ không đơn thuần chỉ có trong tu luyện, thế nhưng vì hầu như ai hiện nay cũng sử dụng lối nói ngụy biện đó nên họ cho đó là bình thường.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản, chắc ai cũng từng nghe đến đoạn hội thoại kiểu như sau:
A – Đất nước bây giờ quá ư là kiệt quệ, tham nhũng thì tràn lan, làm ăn kinh tế thì khó khăn v..v
B – Cậu đã làm gì cho đất nước mà cứ ở đó nói này nói nọ, ăn cây nào thì phải rào cây đó, nếu không thích thì ra nước ngoài mà ở.
Khi người A nói về trạng thái xuống cấp của một đất nước thì thay vì sử dụng lý lẽ có dẫn chứng để phản biện lại thì bên B này đánh lạc chủ đề sang công kích cá nhân, chủ đề mà bên A nói là về phạm vi kinh tế xã hội thì bên B chuyển nó thành vấn đề cá nhân, nhằm né tránh thừa nhận sự thật rằng đất nước bây giờ đang suy thoái thay vì dám đối diện và tìm ra giải pháp khắc phục, đây là lối nói ngụy biện điển hình ở Việt Nam mà chắc ai cũng từng nghe qua. Có thể dễ hình dung qua một ví dụ tương đương, một người không có khả năng nấu nướng cũng có thể nếm và nhận xét món ăn đó là ngon hay dở (ví như chua quá, mặn quá, ít nước quá, cay quá v..v), thì vị đầu bếp sẽ bảo là (1) "có giỏi thì vào mà nấu ăn đến bằng trình độ của tôi đi rồi hẵng chê bai" hay là (2) "vâng, tôi xin lỗi quý khách, để tôi đổi món ăn khác hay thêm chút gia vị cho bớt nhạt hay mặn v..v"? Nếu ở Việt Nam thì dễ là hướng thứ nhất nhưng vì họ sợ mất việc nên buộc phải làm theo hướng thứ (2), còn ở các nước phát triển thì thường là họ sẽ chọn theo hướng thứ (2) vì văn hóa nhận lỗi là chuyện quá bình thường với họ, còn ở Việt Nam thì có lẽ đã bị ảnh hưởng nặng bởi văn hóa tìm cách tránh để phải nhận lỗi hoặc có vấn đề gì thì cũng đẩy lỗi sang cho người khác trước. Giống như trong Pháp có giảng một người bị đụng xe thì người lái xe bước ra và đẩy ngay trách nhiệm cho người đang bị đụng xe đó do đi đứng không cẩn thận để né tránh trách nhiệm.
Hoặc có một dạng thức ngụy biện sau chắc hầu hết ai cũng từng nghe thậm chí từng sử dụng qua:
A: Tại sao cậu bật nhạc to như vậy, cậu làm tôi không thể ngủ được
B: Vậy chứ tuần trước anh lôi cả một lũ bạn đến đây, bù khú inh ỏi cả trưa thì không làm sao, giờ tôi bật nhạc to thì lại quay ra xỉa xói?
Trong cuộc hội thoại này, bên B thay vì trao đổi một cách trực diện về vấn đề bật loa to gây phiền phức người khác, thực tế là vị đó biết rõ là nó gây ảnh hưởng rồi, nhưng khi bị bên A chất vấn thì bên B thay vì đưa ra lý lẽ phản bác khách quan thì lại quay ra công kích sang vấn đề khác, đánh lạc hướng sang việc bên A trước đó cũng đã từng làm phiền vì mời bạn bè sang chơi gây huyên náo. Đây là hành vi ngụy biện đánh vào vấn đề khác nhằm khiến cho vị A lúng túng không biết phải nói sao, thay vì tiếp tục nói chuyện về vấn đề bật nhạc to của bên B, thì đã bị bên B lái sang chuyện tụ tập bạn bè trước đó của vị A, tự nhiên khiến bên A thay vì đang hỏi bên B thì lại bị bên B ngụy biện đẩy ngược câu hỏi lại sang bên A. Bên B đã đạt được mục đích là không phải trả lời về hành vi của mình mà đẩy sang cho bên A, lối nói ngụy biện này vốn là khiến việc người sai thành đúng và người đúng thành sai, hoặc là cả tôi và anh đều sai nên anh đừng có chất vấn tôi, nó đã bị dẫn lạc khỏi chủ đề chính quá xa rồi.
Những người sử dụng phương thức ngụy biện thì họ thay vì chấp nhận và đối mặt với lỗi sai của mình thì họ tìm đủ mọi cớ, kể cả lấy uy tín đám đông, công kích cá nhân, kể lể hoàn cảnh, đánh tráo khái niệm v..v để che đậy lỗi sai của họ. Một xã hôị với toàn những người ngụy biện thì sẽ không thể phát triển được vì không ai dám nhận ra sai lầm để sửa thì sẽ không có tiến bộ. Người dân ở các nước phát triển tất nhiên họ cũng có tồn tại các mặt ngụy biện nhưng khi động phải những vấn đề lớn thì họ dám đối diện và nhận sai lầm, với những vị làm Tổng Thống hay Lãnh đạo một đơn vị khi mắc sai lầm họ hoàn toàn không thanh minh hay ngụy biện cho lỗi sai mà họ sẵn sàng viết đơn xin từ chức, dám chấp nhận lãnh trách nhiệm cho hành vi của mình, chính vì thế quốc gia của họ mới phát triển vì ai làm gì sai cũng nhìn lại mình và dám nhận lỗi sai. Còn ở trong nước, có lẽ chúng ta thử xem, bất kỳ ai làm sai mà khi có người nhắc nhở thì họ liền nói rằng “ông có khác gì tôi đâu mà ông nói tôi”, “tôi bị hoàn cảnh xô đẩy nên mới làm vậy”, “kiếm tiền chả lẽ là sai”, “ông nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”, “ông có tư cách gì mà phán xét tôi” v..v. Thử hỏi liệu có phát triển được không? Kỳ thực, nó là đi ngược lại với đặc tính của vũ trụ, là tự lừa mình dối người, không dám chân thật với chính bản thân mình, biết là sai nhưng vẫn cố tìm cớ thuyết phục mình là đúng hoặc “bất đắc dĩ” mới làm chứ bản thân không muốn.
Với người tu luyện, thì việc dám nhận mình sai, nói thì có vẻ đơn giản nhưng cực kỳ khó, sở dĩ khó vì nếu họ bỏ được cái tâm háo danh, cái tâm tranh đấu, cái tâm sợ mất mặt, sợ mắc sai lầm, sợ đối mặt với trách nhiệm thì thực tế thì nói ra một câu nhận sai đó là bất khả thi. Thay vào đó họ bắt đầu sử dụng lối văn hóa ngụy biện biến dị của con người cận đại để bao biện cho cái lỗi sai của họ, nghiêm trọng hơn là bao biện cho chính các chấp trước của họ vốn dẫn đến các hành vi không đúng đắn. Có lẽ chính họ đôi lúc cũng ý thức được việc mình làm là có vấn đề nhưng họ không dám thừa nhận, nên mới nói tu luyện đâu phải chỉ đọc sách , tập ê a các bài công pháp thì đã là tu luyện đâu? Chính là phải cải biến cái tâm kia từ gốc rễ, nhưng nói thì dễ, làm được trên thực tế thì lại không mấy ai đạt được, vì vốn ngay từ đầu họ chỉ bỏ công phu ra tu cái hình thức sao cho giống người tu luyện, cũng tham gia luyện công, cũng đọc sách như ai chứ bỏ tâm huyết ra cải biến cái tâm của họ thì có lẽ chính họ cũng mông lung không biết cái biến cái gì? Thành ra họ nói các thuật ngữ hay các vấn đề trong tu luyện thì rất hay nhưng họ không hiểu bản chất nó là cái gì và dần dần cái tâm lý ngụy biện nó dẫn dụ họ làm hết cái sai này đến cái sai khác mà họ vẫn cố cho rằng mình đang làm điều đúng đắn, kể cả khi có người góp ý chỉ ra vấn đề cho họ.
Vậy ở trong phạm vi người tu luyện thì nó tồn tại như thế nào ? Lấy một ví dụ như sau:
A – Tôi thấy vấn đề này cậu không nên làm như vậy, vì làm thế sẽ dễ gây ảnh hưởng không tốt, người ta có thể không lý giải được việc mình làm mà sinh ra phản cảm.
B – Mỗi người có một thể ngộ riêng, tôi học trong kinh văn thấy thế là đúng thì tôi làm, vả lại nhiều người tu trước tôi họ cũng làm chứ đâu phải riêng mình tôi.
Khi bên A đưa ra một tình huống và trao đổi quan điểm rằng không nên làm việc này việc này thì thay vì đưa ra các lý lẽ thực tế, thuyết phục để chứng minh rằng việc làm đó không có vấn đề gì thì bên B lại lấy Pháp ra làm bình phong, ngoài ra còn lấy đám đông làm cơ sở để cho rằng việc mình làm là đúng.
Nói sâu thêm một chút, quan điểm của tôi cho rằng Pháp trong kinh văn được giảng liệu có thể hiểu một cách cực đoan hay không? Ví dụ như Sư Phụ nhấn mạnh về việc học viên cần coi trọng việc cứu độ chúng sinh đúng không? Nhưng theo tôi thì đó là cơ điểm đang giảng cho những người tu lâu năm, họ đã có nền tảng tu luyện thực sự (tức là thực tu chứ không phải xét trên thời gian tu) rồi thì mới hiểu được Sư Phụ giảng là gì, theo thể ngộ nông cạn của tôi thì khi học Pháp học viên là cần căn cứ theo hoàn cảnh, sử dụng trí huệ thông qua việc thực tu chân chính là xem xem nên làm gì và không nên làm gì chứ không phải khi đọc kinh văn rồi ra làm như thiêu thân.
Lấy ví dụ đơn giản, một học viên học kinh văn và thấy có đoạn giảng rằng phải bước ra vì thời gian không còn nhiều, người đó đang ở trong hoàn cảnh mà xung quanh chưa ai biết rõ gì về Pháp Luân Công, người đó đọc và làm theo một cách máy móc, vì chưa có nền tảng tu luyện nên năng lượng rất yếu, chưa đủ để giải thể các quan niệm phụ diện của người ta (cái đó mới chính là cần học viên ra chứng thực Pháp, là phải thông qua nền tảng tu luyện tốt thì khi tiếp chuyện với người thường mới có năng lực như vậy). Ấy vậy mà vị đó không xét hoàn cảnh, không ý thức bản thân còn mới tu luyện chưa lâu, thậm chí còn chưa hiểu tu luyện là gì đã xông pha ra làm, thì điều gì sẽ xảy ra? Chính là những người xung quanh không lý giải nổi vị đó, thế mà vị đó vẫn đang tưởng rằng mình đang bước ra chứng thực Pháp. Dần dà vị đó thậm chí coi trọng việc đọc Kinh văn hơn cả Chuyển Pháp Luân – vốn là cuốn sách chính chỉ đạo cho tu luyện, họ không nắm vững nền tảng tu luyện, chưa nắm rõ tu tâm tính là gì, chỉ hiểu mang máng và vẻ ngoài như thể là đang tinh tấn lắm. Họ cho rằng phải làm nhiều, bước ra làm việc thứ 3 nhiều thì mới có công đức, nhanh viên mãn, họ bị cái tâm nóng vội xen lẫn nhiều tâm người thường mà bước ra làm, hành vi của họ mà dùng tâm người thường làm thì chỉ có bước sang cực đoan, dần dà họ thiên về số lượng hơn là chất lượng, họ coi cứu người như là công việc khoán doanh số nơi người thường, rằng một ngày phải rải bao nhiêu tờ rơi, phải đăng bao nhiêu bài để tiếp cận người thường, nhưng việc họ làm thì nhiều nhưng hiệu quả không được bao nhiêu, thậm chí một thời gian lâu do mải làm mà họ đã quên mất tu luyện bản thân là gì, càng ngày càng cố chấp, khi nghe người khác góp ý thì họ dùng tư tưởng người thường vốn đã biến dị, thêm cái văn hóa ngụy biện dưỡng thành trong người thường từ bé đến lớn khiến họ không muốn đối mặt với sai lầm.
Nhiều vị do mới tu bị cái tâm hối thúc bước ra đến mức không kiểm soát được, cứ cảm thấy cần phải làm một cái gì đó thì bản thân mới thấy yên ổn, thực tế đó có lẽ là Ma đang điều khiển và hối thúc họ chứng thực Pháp không lý trí, giai đoạn đầu người tu phải học cách kiểm soát bản thân cho vững, tu cho vững bản thân và bỏ công phu tìm bên trong cho ra các chấp trước thì có vẻ họ lại đi ngược hẳn lại, chỉ để tâm xem nên làm gì để cứu người, để hồng Pháp bằng bất cứ giá nào, thậm chí sáng tạo ra nhiều hình thức phải nói là quá biến dị. Cái ý nghĩ thái quá đó thúc đẩy họ khiến họ cứ phải làm cái gì đó thì mới được, vì họ chưa trải qua quá trình vật lộn với Ma tâm một cách thực sự nên họ thuận theo ngay cái sự hối thúc trong tâm đó mà không biết nó từ đâu mà tới. Điểm nhấn mạnh ở đây chính là học viên phải kiểm soát được cái sự hối thúc bước ra chứng thực Pháp đó, thì bản thân mới có thể lý trí mà biết cái gì nên hay không nên làm, cái đó là phải qua tu luyện thực sự cộng với việc hòa mình vào xã hội để hiểu tâm lý người thường, để có thêm trải nghiệm. Cần phải có nền tảng cơ bản nên giai đoạn đầu học viên mà không tu luyện chân chính thì càng về sau sẽ càng dễ bị đi loạn. Gặp vấn đề thì thay vì tìm cho ra chấp trước thì họ lại tìm trong kinh văn, trong Pháp những đoạn giảng hợp với hoàn cảnh của họ, nếu không có thì họ tìm bài chia sẻ của học viên khác để làm cơ sở tự thuyết phục mình đang đi đúng hướng. Nó chính là vòng xoáy lệch lạc mà căn nguyên do không nắm chắc tu luyện căn bản dẫn đến.
Nhiều người đi theo đám đông mà không thực sự biết con đường mà đám đông đó đang đi là dẫn đến đâu?
Quay trở lại vấn đề , câu hỏi đặt ra là: vậy bên B có đang ngụy biện về việc mình đang làm hay không? Giả như một số đối tượng phá hoại Pháp rành rành, bị nhiều học viên nói và chỉ ra thì họ đều có thể sử dụng lối nói “ mỗi người có một thể ngộ riêng ”. Thực chất mỗi người có một thể ngộ riêng này là một dạng thức đánh tráo hàm nghĩa và né tránh sai lầm.
Hỏi Ngộ là gì? Và Ngộ là ngộ cái gì? Trong Pháp Sư Phụ có giảng về “ngộ căn bản” tôi nhớ đại ý, không nguyên văn là một quá trình trong năm tháng cuộc đời của một cá nhân từ khi bắt đầu tu luyện, không ngừng thăng hoa lên trên, không ngừng vứt bỏ các tâm chấp trước, các chủng dục vọng nơi con người, “Ngộ” mà trong tôn giáo Sư Phụ có giảng trong Pháp tôi nhớ không nguyên văn, nhưng đại ý là cái “ngốc” về lợi ích vật chất. (học viên có thể đọc lại nguyên văn lời Sư Phụ giảng trong bài "Ngộ" - Chuyển Pháp Luân)
Vậy quan điểm và thể ngộ nông cạn của tôi cái “ngộ” đó chính là bản thân có ý thức được rằng mình là người tu luyện khi gặp khảo nghiệm? Có nhận ra được các chấp trước, các dục vọng mà mình phải buông bỏ hay không ? Vì lợi ích vất chất muốn buông bỏ được thì cái tâm kia phải bỏ đi trước có phải vậy không ? Cá nhân tôi cho rằng cái “ngộ” mà chúng ta hiểu nó vẫn là cái “ngộ” trong quá trình tu luyện, do đó theo quan điểm thể ngộ của tôi thì nó gắn chặt với việc đề cao tâm tính của học viên, cùng một mâu thuẫn thì họ nhận thức thâm sâu thế nào, có thể nhận ra mình có những tâm chấp trước nào đang ẩn giấu, có người thì chỉ nhận ra tâm khoe khoang hiển thị, nhưng truy sâu xuống thì còn nhận ra nhiều loại tâm khác nữa, càng buông bỏ nhiều chấp trước thì họ càng trở nên khác biệt với con người ít nhất là ở góc độ tư tưởng, ví như trước đây bị chửi thì họ khó chịu, giờ không còn khó chịu mấy nữa; tôi có thể ngộ chính là họ đã ngộ ra là trước đây họ bị cái tâm tranh đấu điều khiển, khiến cái phần tiên thiên bị che lấp mất, càng tu bỏ nhiều tâm chấp trước thì càng khiến cho cái phần tiên thiên dễ biểu lộ ra, nhưng tất nhiên nó là một quá trình rất chậm.
Vậy khi nói về ngộ thì theo quan điểm của tôi là nói về một người hiểu biết thế nào về tâm của anh ta, anh ta có hiểu rõ tâm tính của mình không? Có biết còn bao nhiêu chấp trước chưa bỏ được không? Khi va chạm mâu thuẫn thì anh ta có ý thức ra được mình đang có chấp trước nào cần bỏ không? Anh ta lý giải mâu thuẫn đó ra sao? Nó có ngẫu nhiên không ? V..v Chứ không phải là thể ngộ về cách làm. “Ngộ” đối với người chưa tu luyện xong tôi nghĩ là vốn dĩ đề cập đến phạm trù tu bỏ tâm chấp trước thì bị họ biến thành cái gọi là “ngộ” trong việc thực thi công việc nào đó. Nếu vậy thì với những thành phần phá hoại Pháp như Phạm Xuân Giao, Nguyễn Doãn Kiên thì chắc họ ngộ ra là đi "đập lăng Ba Đình", "thành lập tôn giáo" v..v là đúng? Cứ "Ngộ đến đâu làm đến đó" mà đúng không? Vậy giả sử như tà ngộ thì có phải càng làm càng phá hay không? Vậy chăng cứ ngộ loạn bậy, phá cho đã rồi sau ngộ ra rằng không nên phá nữa phải không
Có thể hiện tại cái ngộ, cái nhận thức, lý giải Pháp cuả họ có vấn đề thì cái đó là khách quan tu luyện của mỗi người (vì người tu ai mà chả từng mắc sai lầm), nhưng khi có học viên góp ý về cách làm của họ thì họ đáng lý thay vì cần suy xét xem cái ngộ đó nó có đúng hay không? Họ làm thế có vấn đề hay không để sửa lại cho đúng thì họ lại né tránh bằng lý do "mỗi người có một thể ngộ". Nếu vậy thì cũng sẽ không có sự tiến bộ, cũng không có sự cải thiện tốt hơn vì hễ cứ ai động đến họ thì họ sẽ lại bảo thủ "mỗi người có một thể ngộ", ý là thể ngộ của họ đúng hay sai thì họ không quan tâm, miễn là đừng đụng tới họ.
Thực ra, để thực thi một công việc nào đó thì các học viên đều phải sử dụng khả năng tư duy, vì phải chứng thực Pháp tại cõi người nên phải phù hợp với lý nơi người thường, phải căn cứ vào hiểu biết, vào tập quán, vào văn hóa, vào đặc điểm của từng người mà lựa chọn phương thức chứng thực Pháp cho phù hợp, cái đó không phải là ngộ mà cái đó là tư duy một cách lý trí.
Có thể lấy ví dụ đơn giản, tôi nhớ Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng Pháp mà Thích Ca Mâu Ni thời đó truyền là nhắm thẳng vào tình huống bấy giờ mà truyền (xem lại nguyên văn lời Sư Phụ giảng trong bài Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu - Chuyển Pháp Luân). Theo thể ngộ nông cạn của tôi thì tôi hiểu dựa trên lời Sư Phụ giảng (chỉ là thể ngộ hữu hạn của tôi tại tầng thứ sở tại, còn nội hàm của Pháp mà Sư Phụ giảng là vô biên) là Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây khi giảng Pháp cho con người cách đây 2500 năm thì đều là rất sơ khai, tư tưởng của người ta rất đơn giản nên nếu giảng Pháp quá cao thì họ không thể lý giải nổi, khi đó Pháp giảng ra chỉ nhắm vào khả năng tiếp thụ của bộ phận người dân tại giai đoạn lịch sử này, tức là phải căn cứ vào đặc điểm của từng người hoặc cả một bộ phận lớn dân cư mà lựa chọn cách giảng Pháp cho phù hợp. Tôi hiểu rằng cũng giống như một lớp học, thầy giáo chỉ có thể giảng bài từ cơ bản đến nâng cao với lớp thông thường, còn với lớp toàn học sinh giỏi thì có thể vào thẳng luôn các bài nâng cao, tức là tùy vào từng trường hợp mà định ra phương pháp tương ứng. Cái này vốn dĩ là tư duy một cách lý trí nơi người thường, ngay cả bán sản phẩm thì người ta cũng phải lựa chọn khách hàng, lựa chọn phân khúc khách hàng có nhu cầu với sản phẩm nào của mình để tiếp cận chứ có phải gặp ai cũng quảng bá đâu đúng không? Cái đó là tư duy logic được dạy ngay từ các bậc học phổ thông và đến tận bậc Đại học. Cái đó đâu phải là ngộ ?
Vậy, quay trở lại câu chuyện giữa 2 học viên A và B, bên B thay vì tìm các lý lẽ luận chứng thuyết phục thì lại cho rằng “mỗi người có một thể ngộ” thì đó có phải đang cố gắng né việc tìm bằng chứng chứng minh việc bên B làm là không sai bằng cách lập lờ “thể ngộ” hay không? Ngoài ra, trong học viên hiện nay cũng có tồn tại một lối tư duy theo kiểu dựa vào đám đông, tức là đám đông có thể ngộ (không cần biết đúng hay sai, là tà ngộ hay chính ngộ) mà làm thế thì mình cũng làm thế? Lối tư duy đó liệu có đúng không?
Lấy ví dụ, nếu có một người đi tiên phong làm trước, giai đoạn đầu thì khá lý trí, làm thì hiệu quả khá ổn, nhiều học viên khác thấy thế làm theo, rồi dần dần số người làm theo người kia cũng tăng dần lên, vì nhiều học viên nhìn và làm theo người học viên đi tiên phong kia, dần dà trong tâm người này khởi tâm danh lợi, muốn thể hiện quyền uy và dần dần thích chỉ đạo và không còn muốn nghe người ta góp ý khi thấy việc làm của mình có vấn đề vì người đó cho rằng tôi đã làm rất nhiều, rất nhiều người làm theo nên tôi không thể sai được, đó là không buông được cái danh kia rồi. Dần dà người đó bắt đầu đi sang hướng cực đoan và các học viên làm theo cũng vô tư mà hành mà không mảy may suy nghĩ gì, đến khi có hậu quả xảy ra và có người nói với một vài người đang làm theo kia là: làm thế là không đúng thì vị đó nói rằng “rất nhiều người làm giống như tôi, thậm chí còn có cả người tu lâu năm rất có uy tín, làm sao mà sai được”. Tức là họ đo lường đúng sai không phải theo Pháp mà Sư Phụ giảng nữa, họ đo lường đúng sai khi đó là theo số đông, uy tín của học viên lâu năm. Đó chẳng phải tu sai lệch hay sao?
Học sinh Việt Nam bị dập khuôn tư duy từ khi bắt đầu đi học nên khả năng suy nghĩ vấn đề một cách độc lập bị triệt tiêu đi nhiều, phàm là cứ phải thầy cô nói, dạy thì mới hiểu chứ không tự suy luận ra được
Thực tế là người Việt ngay từ các bậc giáo dục đã quen với việc học thụ động, tức là quen nghe và làm theo thầy cô giáo đọc chép bài, làm văn cũng phải làm theo văn mẫu, làm toán cũng phải giải theo phương thức đã vạch ra sẵn, đi thi thì chép bài bạn, không tính những vị tự học thì phần lớn là bị nhồi học một cách thụ động, dần dà khi ra ngoài xã hội thì khả năng tư duy của họ bị mai một, cùng là một sự việc thì họ không có khả năng tư duy độc lập là nên hay không nên làm, vì sao nên và vì sao không nên, khả năng tự đưa ra lý lẽ để lập luận hay chấp nhận lập luận của mình sai lầm thì họ đều không có, tức là họ chưa quen với lối tư duy phản biện, vì họ rất nhiệt tình nên khi làm thì họ làm rất hăng nhưng lại rất ít khi nghĩ xem làm thế có đúng hay không? Đại đa số là nể tình, nể nang nhau mà làm, thậm chí đôi lúc biết làm thế là không đúng nhưng vì nể nang quá mà vẫn làm. Thành ra khi ra ngoài xã hội thì khả năng tự quyết định của họ rất hạn chế, đa phần cứ phải có người hướng dẫn kèm cặp thì họ mới bắt đầu quen việc.
Thực trạng đáng buồn của người Việt mà có lẽ bao gồm luôn cả học viên tu luyện hiện nay, họ lười tư duy trong việc tìm ra tâm chấp trước, ỷ lại vào học viên tu lâu, ỷ lại vào hỏi đáp trong kinh văn, ỷ lại vào chia sẻ của học viên v..v
Bởi vì họ không tự mình hình thành lối tư duy khách quan, nhìn nhận đa chiều một cách lý trí nên vốn xã hội, vốn sống và kinh nghiệm sống của họ còn rất hạn chế, đó là một trong những cái căn nguyên tại sao người Việt hay bị lừa như vậy. Chắc nhiều người từng nghe thấy việc đa cấp lừa hàng trăm tỷ đồng của một bộ phận lớn người dân, kể cả tầng lớp tri thức, vậy vì sao mà họ bị lừa? Vì họ bị đám đông tác động, nhiều cò mồi trong các cuộc diễn thuyết cũng đồng thời hô to lên đóng tiền là sáng suốt thì họ không thể tư duy gì khác thêm nữa, liền nghe theo và đem tiền ra cho nhóm lừa đảo kia mà không cần suy tính cho đến khi biết rằng mình bị lừa. Sau đó với tâm trạng "bị tổn thương vì mất niềm tin" họ lại trở nên cảnh giác hơn một cách cực đoan, ai mời mọc họ làm cái gì họ cũng nghi vì họ sợ bị lừa tiếp, khi này cái tâm sợ bị lừa đó nó lại tiếp tục cản trở họ suy nghĩ tư duy một cách khách quan, họ chính là lại bước sang một dạng cực đoan mới khác.
Như vậy, khi tiến vào tu luyện mà tu theo đám đông thì liệu có đúng hay không? Ai cũng nói vị kia là tốt, là tinh tấn thì có cho luôn rằng vị đó là tinh tấn? Giả như nếu có một đám phá hoại Pháp mà đang tạo dựng uy tín trong cộng đồng học viên để dẫn dắt thì liệu họ tin theo có nguy hiểm không? Có thể giai đoạn đầu họ có biểu hiện tốt nhưng an bài họ về sau biến thành phá hoại Pháp thì sao? Có người khẩu thiện nhưng tâm Ma, cần phải quan sát và nhìn nhận khách quan, thậm chí phải qua một thời gian nhất định mới nhìn ra được, chỉ nhìn một thời gian ngắn liệu có nhận ra được không ? Có khi họ dẫn học viên đi sai lệch mà còn không nhận ra được. Do đó tôi thể ngộ rằng phải tu vững theo Pháp mà Sư Phụ giảng, tu theo người nổi tiếng, học viên uy tín thì rất nguy hiểm bởi không thể biết tương lai họ sẽ ra sao?
Cũng giống như nhóm bán hàng đa cấp muốn dụ dỗ lòng tin của người bỏ tiền ra thì họ luôn tạo vẻ ngoài như : ăn mặc trau chuốt, lịch sự, ăn nói rất dễ nghe và nói rất thuyết phục. Nhưng mục đích của họ là lấy tiền người ta, cái đó là họ ẩn giấu, không dễ mà nhận ra. Như vậy, phàm là người tu luyện, vốn cần tự tu, tự ngộ thì việc tu theo đám đông vốn đã là một phương thức không tự chủ trong tu luyện, việc tốt hay xấu đều nghe theo đám đông hết liệu có đúng? vậy khả năng tự tư duy, tự nhìn nhận một cách khách quan và sử dụng Pháp lý để đo lường của tự thân học viên bay đâu mất rồi ?
Đa số những người tu theo đám đông, họ có thói quen bất cứ việc gì mà họ gặp phải trong quá trình tu luyện họ cũng đem ra chia sẻ để mong các học viên khác hay học viên tu lâu góp ý chỉ ra để họ đỡ mất công suy nghĩ, họ dù không nói ra nhưng họ ngầm mong muốn lợi dụng thể ngộ của học viên khác thay thế cho việc đề cao thực chất của mình, đây là một dạng thức khôn lỏi cố hữu của người Việt Nam, nó về bản chất giống hệt với kiểu đi thi thì nhờ đứa bên cạnh cho chép bài, bình thường thì thấy họ đang tu khá tốt nhưng khi đụng phải vấn đề thì họ trở nên rất căng thẳng, thậm chí không biết phải làm gì nên xu hướng họ hay làm là quay ra dò xét thái độ của đám đông, lúc đó đám đông bảo làm thế nào thì họ làm thế nấy, khả năng tư duy độc lập của họ gần như bằng không và thực tế là họ chưa chân chính thực tu. Trong họ luôn ẩn giấu mong muốn qua các buổi học Pháp nhóm để nhờ học viên khác giải quyết vấn đề của mình, lạm dụng chia sẻ thành tâm sự cá nhân, theo quan điểm của tôi thì ngay cả việc chia sẻ vốn dĩ là trao đổi nhận thức về tu luyện, về cách nhận thức khảo nghiệm là gì? cách nhìn ra chấp trước đã biến thành phương thức tâm sự hoặc khoe khoang của người thường, bề mặt là chia sẻ nhưng lại biến tướng thành đang khoe khoang hiển thị bản thân.
Như vậy, hành vi ngụy biện của học viên bắt đầu từ việc không thực tu, không hiểu rõ tu luyện là gì và khi bị học viên khác chỉ ra vấn đề cần sửa chữa thì họ lại dùng những Pháp lý mà họ hiểu và biết, rồi bẻ cong nhằm để che đậy cho sự không tu luyện đúng theo Pháp của họ. Nếu người ý thức rõ tu luyện là gì thì khi mâu thuẫn đến họ sẽ hướng nội để tìm ra nguyên nhân, tìm ra chấp trước và xem xét thật kỹ góp ý của học viên kia để sửa chữa nếu chính xác. Nhưng thay vì nhận lỗi thì họ hay sử dụng các phương thức ngụy biện để đánh lạc hướng chủ đề hoặc lấy số đông cũng làm vậy để cho rằng họ mới là đúng, trong khi số đông đó biết đâu cũng làm sai! Nếu mà họ làm sai cả hệ thống thì sao ?
Còn một vài lối ngụy biện khác mà tôi hay bắt gặp trong các cuộc tranh luận của học viên, ví dụ:
A – Tôi thấy việc này là chưa thực sự hợp lý, không nên làm như vậy
B – Tôi ít ra còn đang làm, còn hơn cậu ngồi đó chỉ nói mà không làm, có giỏi thì đi ra làm cho tốt đi rồi hẵng nói, chỉ trích người khác
Liệu nghe đoạn hội thoại này trông có khá giống với cái ví dụ đầu tiên tôi đưa ra về việc có một vị bảo rằng “cậu đã làm được gì cho đất nước chưa mà ngồi đó nói”. Đây là một dạng thức trốn tránh đề cập trực diện đến vấn đề đang bàn luận mà lại tìm cách né nó sang công kích cá nhân, cho rằng người chỉ ra vấn đề chỉ giỏi nói mà không giỏi làm, tuy nhiên việc người A đó có làm hay không thì làm sao mà người B biết được? Không tính đến việc quy chụp thiếu căn cứ về việc bên A chỉ nói mà không làm vì không đưa ra được bằng chứng thì bên B đã né tránh vấn đề, không muốn đề cập và trao đổi đến hành vi đang làm kia là sai hay đúng mà tìm cách quay sang đặt điều kiện và công kích vị học viên A đã góp ý, là một lối nói ngụy biện điển hình mà dễ bắt gặp trong các học viên.
Lấy một ví dụ trong đời sống, có một vị khách đến một quán ăn, và đặt một món ăn nào đó và khi chủ bếp bưng món ăn đó ra, vị khách đó nếm thử và bảo rằng món này mặn quá, cần thêm nước dùng cho bớt mặn thì vị chủ bếp kia nói “thế quý vị giỏi thì tự vô bếp mà nấu, nếu nấu mà tôi ăn cảm thấy ngon thì tôi tiếp thu ý kiến”, tất nhiên đó là giả sử thôi, vì nếu vị chủ bếp kia mà nói thế thật thì chắc bị đuổi việc luôn rồi. Để nói rằng vị khách đó không nhất thiết phải có kỹ năng nấu nướng như vị chủ bếp kia nhưng việc nếm và đưa ra góp ý cho món ăn là không có vấn đề gì, nhiều khách sạn nổi tiếng nếu thực khách góp ý mà làm món ăn ngon hơn thì thậm chí còn tạo được ấn tượng với chủ khách sạn và được phục vụ tận tình hơn, tức là họ coi việc bị phê bình hay góp ý của người khác là phương thức để họ tự nhìn lại và hoàn thiện mình tốt hơn.
Tôi có nhớ trong kinh văn nào đó Sư Phụ có giảng một đoạn, tôi không nhớ nguyên văn mà đại ý là có một người đang ở vũng bùn nơi người thường muốn được Sư Phụ cứu độ, nhưng khi Sư Phụ tới cứu độ thì người đó bảo rằng Sư Phụ cũng phải xuống bùn như người đó thì mới chấp nhận để Sư Phụ cứu, vậy Sư Phụ tới cứu họ thì liệu chăng cũng phải đáp ứng yêu cầu của họ? Vậy thì trong đoạn hội thoại kia, người A liệu có đúng là cũng phải làm được như bên B yêu cầu thì mới được quyền góp ý, quyền nói ra thì bên B mới nghe hay không? Nguyên nó là việc học viên chỉ ra vấn đề thì hễ là người tu luyện thì phải biết hướng nội vô điều kiện, phải xem xem tâm mình có chấp trước nào không, rồi việc mình làm có vấn đề gì không, đằng này lại bắt người chỉ ra vấn đề cho mình phải phù hợp với quan điểm, yêu cầu của mình thì mình mới nghe góp ý, vậy liệu có đúng hay không? Vậy giả sử nếu Sư Phụ an bài một khảo nghiệm để học viên đề cao tâm tính thì liệu học viên đó có thể yêu cầu Sư Phụ an bày khảo nghiệm theo ý của mình không? Nếu xét trên khía cạnh logic thì lối nói này vốn thể hiện bên B kia không biết tu luyện là gì, thậm chí yêu cầu căn bản trong tu luyện là hướng nội khi gặp mâu thuẫn cũng không làm nổi, thay vì tận dụng cơ hội được nghe góp ý để tìm ra chấp trước và xem xét lại việc mình làm thì bên B đó lại yêu cầu bên A phải đáp ứng đủ yêu cầu để bên B phục thì mới nghe góp ý, đây vốn là một dạng tư tưởng biến dị.
Một ví dụ khác về lối nói ngụy biện mà tôi hay gặp như sau:
A – Tôi thấy hạng mục làm như thế này không ổn, làm như thế dễ gây tổn thất vì hoàn cảnh của nhiều học viên còn rất khó khăn, lại ảnh hưởng đến việc tu luyện của họ v..v.
B – Tôi nghĩ cậu nên về đọc sách nhiều và hướng nội nhiều hơn
Đây có lẽ cũng là một lối nói rất dễ gặp trong các học viên. Theo quan điểm của tôi, tạm không xét đến vấn đề bên B tìm cách ngụy biện để né tránh trao đổi trực tiếp vấn đề bên A đưa ra là đúng hay sai bằng lý lẽ thuyết phục thì tôi sẽ đi sâu phân tích lối nói của bên B nó sai nghiêm trọng ở đâu.
Hướng nội theo quan điểm của tôi là việc bản thân một người tu luyện trong khảo nghiệm, trong mâu thuẫn mà bản thân gặp phải thì quay vào xem xét lại nội tâm, xem xem mình có chấp trước gì cần bỏ hay không? Hay việc mình làm có vấn đề gì hay không? Như vậy, trong hoàn cảnh bên A thấy hạng mục nào đó là không ổn và đưa ra lý luận để chứng minh thì rõ ràng rằng bên A đó đã thấy hạng mục đó có vấn đề rồi đúng không? Rõ ràng khi hạng mục vận hành mà gặp vấn đề thì rõ là việc hướng nội để nhìn ra là chủ yếu . Tâm tính của học viên vận hành hạng mục đó có vấn đề gì không? Hạng mục đó làm có gì không đúng, có gì chưa phù hợp? Vậy việc bên A khi nêu ra vấn đề cần trao đổi thì rõ là người đó đã suy ngẫm và nhìn ra chổ nào đó không ổn nên mới đem ra để bàn luận. Vậy mà khi nghe vấn đề mà bên A đưa ra thì bên B nói rằng bên A nên hướng nội nhiều hơn? Xét trên quan điểm hướng nội thì liệu bên B đã hướng nội chưa? Bên B đã xét tâm tính của mình hay hạng mục mình vận hành có vấn đề gì không? Nhưng thay vì bên B suy ngẫm lại một cách kỹ càng lời mà bên A đó nói thì bên B này trốn tránh chính cái việc mà bên B phải làm là hướng nội và đẩy cái trách nhiệm đó sang bên A, ngầm cho rằng bên A mới có vấn đề chứ không phải bên B. Pháp có dạy rằng khi gặp mâu thuẫn hay khảo nghiệm thì người tu chân chính sẽ hướng vào trong tìm ra nguyên nhân,thế vậy khi bên A nêu ra vấn đề chả phải đó chính là mâu thuẫn đó sao? Vậy mà bên B đã không hướng nội mà lại bắt bên A phải hướng nội? Vậy có phải là mâu thuẫn và vô lý không?
Trong Pháp thì Sư Phụ có giảng về Thiền Tông, tôi chỉ nhớ đại ý không nguyên văn thì Sư Phụ có giảng rằng: vị học viên đó hỏi vị Sư một vấn đề gì đó thì thay vì giảng giải cho vị học viên đó hiểu thì vị Sư đó quay lại cho một gậy vào đầu vị học viên đó, ý rằng vị học viên đó phải tự ngộ, không được hỏi (học viên có thể xem nguyên văn lời Sư Phụ giảng trong bài "Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau" - Chuyển Pháp Luân)….. Theo thể ngộ nông cạn của tôi thì đem ra so với hoàn cảnh bên A muốn trao đổi với bên B mà bị bên B cho ngay một gậy “hướng nội” vào đầu thì có khác gì nhau không ? Ngoại trừ vấn đề tu luyện cá nhân thì đúng là học viên cần tự tu tự ngộ, vì đó mới tính là học viên tu luyện, nhưng đã là chứng thực Pháp thì không còn giới hạn ở phạm vi tu luyện cá nhân, mà nó trực tiếp liên quan đến thanh danh Đại Pháp thì làm sao áp dụng vấn đề tu cá nhân để áp vào được, cần phải thảo luận để đưa ra cách làm sao cho phù hợp với Pháp mà không gây tác dụng phụ diện, không làm ảnh hưởng đến việc tu luyện của học viên và thanh danh của Đại Pháp, cái đó là cần đứng dưới góc độ tu luyện để trao đổi, mà đưa ra ý kiến, đưa ra luận điểm rõ ràng để tìm ra phương án hợp lý thì bên B lại tránh né nó, lại lôi vấn đề liên quan đến tu luyện cá nhân ra chụp lên đầu bên A. Nói theo cách người thường là phương thức “cả vú lấp miệng em”, hay “bỏ bóng đá người” không cho giải thích, không cho thanh minh, thậm chí còn có ý nói "các vị không có tư cách góp ý cho tôi, còn tu kém lắm" - chả phải lấy số năm tu, uy tín ra để áp đặt là gì?
Thay vì đối chiếu với Pháp xem hành vi hay hạng mục đó làm có đúng không thì cách giải quyết mà bên B đưa ra là bên A nên về nhà học Pháp và hướng nội, tức là việc bên A về học Pháp và hướng nội sẽ giải quyết được câu hỏi bên A đưa ra, và bên B là không hề có liên quan trong đó? Điều này nghe có hợp lý không? Chả phải bên B cũng vẫn đang tu đó sao? Làm sao chỉ có mỗi bên A mà bên B không làm? Chả phải đây là hình thức ngầm trốn tránh trách nhiệm, không muốn mất mặt, thể hiện mình là bề trên mà áp đặt học viên khác phải làm gì đó, đến ngay cả trong Pháp Sư Phụ cũng dạy là không có cưỡng cầu học viên tu luyện mà chỉ khuyến thiện, ai tu thì người đó đắc, vậy mà bên B kia ra lệnh cho bên A về hướng nội, mặc dù không phải là Pháp hay là Sư Phụ giảng thì liệu có vấn đề gì không? Đó chả phải là trốn tránh giải quyết vấn đề đó sao? Giả sử nếu hạng mục đó tạo ra hậu quả xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của người ta về Pháp Luân Công, thì phận là đệ tử có cần đi vãn hồi không? Liệu có né tránh trách nhiệm được không ? Vậy mà lại bảo học viên kia cần về nhà hướng nội và học Pháp nhiều hơn? Nó có phải là ngược đời không? Học Pháp và hướng nội là vấn đề tự thân của từng học viên phải tự ý thức chứ không cần ai đó phải nhắc, khi phối hợp làm hạng mục thì cần thảo luận công khai xem nên làm thế nào cho tốt, làm sai thì cần sửa ra sao, vãn hồi thế nào, vậy mà họ chỉ có làm nhưng lại tránh né hậu quả mà mình đã gây ra,thế thì có được không? Vốn dĩ người hướng nội mà nhận ra sai lầm của bản thân thì cần phải sửa chữa ngay, tôi nghĩ đó là thể hiện sự Chân, vãn hồi hành vi sai lầm chính là Thiện đối với bản thân và với xung quanh, dám nhìn ra sai lầm và sửa đó thì chính là phải Nhẫn, phải dám xả bỏ tâm danh lợi, dám xả bỏ thể diện, dám nhận lỗi sai và đường hoàng đi vãn hồi hành vi đã gây tổn thất của mình, đó mới chính là người tu luyện chân chính. Đằng này khi gặp vấn đề cần thảo luận liên quan đến chứng thực Pháp thì lại tìm cách né tránh không muốn bàn luận thì có phải là người tu luyện hay không? Có phải là bên B đó là vô trách nhiệm với cả bản thân và với đồng môn hay không?
Ngoài dạng thức trên, còn một dạng thức khác là ngụy biện chụp mũ, cụ thể:
Đám đông cho điều gì là đúng thì không hẳn nó đã là đúng
A – Cậu nghĩ sao về đồng tu C, họ tu luyện thế nào?
B – Họ là không tốt, là cựu thế lực, đừng cấp môi trường cho họ
A – Sao cậu biết họ là không tốt, là cựu thế lực?
B – Vì tôi "cảm thấy" và "cho rằng" như vậy, và thực tế nhiều học viên khác cũng nói vậy (Nhưng bằng chứng đâu thì không thấy hay những gì họ nói có đúng không thì cũng không quan tâm)
Thứ nhất, vấn đề mà người đồng tu A đưa ra là hỏi và đánh giá về đồng tu C một cách khách quan, nếu giả như đồng tu B bảo rằng theo quan điểm của tôi thì là không tốt, cái đó không thành vấn đề tuy nhiên khi đưa ra quan điểm thì cần đưa ra lý lẽ chứng minh vì sao họ không tốt. Nhưng khi được hỏi lý do thì người đó bảo rằng là họ thấy như vậy hoặc học viên khác cũng thấy như vậy, đây là một dạng thức ngụy biện cũng khá phổ biến, dựa vào đánh giá của bản thân hoặc của số đông mà quay ra chụp mũ học viên C là không tốt, là cựu thế lực. Dựa trên đánh giá cảm tính hoặc dựa trên số đông để đưa ra nhận định là tối kỵ trong việc tranh luận một vấn đề gì đó.
Lấy ví dụ: Trước đây khi Albert Einstein đưa ra học thuyết tương đối, thì rất nhiều học giả cho rằng lý thuyết đó là sai, một vài người khi phản bác được hỏi lý lẽ vì sao cho rằng học thuyết đó là sai thì người đó bảo do nhiều học giả cho rằng nó là sai thì tôi cho rằng nó không đúng. Thực tế thì về sau lịch sử đã chứng minh rằng học thuyết đó của Einstein lại là đúng (ít nhất trong phạm vi không gian Trái đất).
Thứ hai, xét trên góc độ tu luyện, việc đưa ra nhận định ai đó là tốt hay xấu có phải đó chính là mâu thuẫn? Thực tế nếu đào sâu xuống thì nó vốn là dùng tiêu chuẩn tự tư tự lợi mà phán xét, ai đó mà đúng ý tôi, mà hợp ý tôi hoặc đối tốt với tôi thì tôi cho là tốt, còn nếu ngược lại ý tôi, hoặc không cùng quan điểm của tôi hoặc gây thù chuốc oán với tôi thì tôi cho là xấu? Liệu bên C đó là tốt hay xấu thì dựa vào tiêu chuẩn của bên B có phán xét được không? Chỉ có so sánh theo tiêu chuẩn của Pháp mới phán xét được, người ta chỉ có thể nêu ra những hành vi của vị đó là không tốt và góp ý sửa đổi, nếu người đó không sửa mà vẫn cố tình làm thì mới nhận định rằng cá nhân đó là phá hoại, còn nếu không có dẫn chứng, không có lý lẽ chứng minh bên C đó là sai ở đâu, căn cứ vào chỗ nào mà tùy tiện nhận định người đó là không tốt, là cựu thế lực ( nếu ai trái ý ta thì ta cho là cựu thế lực hết !) liệu đó có phải là hành vi của người tu chân chính? Nếu giả sử người đó nhận định theo Pháp là không sai, là tốt thì chả phải bên B kia là đang làm điều xấu? Nếu xét trên tiêu chuẩn người tu luyện thì bên B đó là không Chân cũng không có Thiện khi quy chụp vô căn cứ. Mà người tu luyện thì hễ nói ra thì phải là có chứng cứ rõ ràng, tùy tiện vô căn cứ mà nhận định ai tốt, ai xấu, thậm chí còn không dựa theo Pháp thì chả phải họ tu luyện có vấn đề?
Còn một số dạng thức nữa, nhưng là có xu hướng đe dọa nhiều hơn là trả lời thẳng vấn đề, ví dụ:
A – Tôi nghĩ hạng mục này không ổn, cần phải xem lại vì làm thế sẽ dễ khiến người ta cảm thấy bị làm phiền và cách làm như vậy quá dập khuôn
B – Đây là hạng mục chúng tôi đã làm rất lâu, cậu không làm thì đừng có can dự, nếu không cậu sẽ phải nhận quả báo đó.
Cũng giống như các cách thức ngụy biện không đi thẳng vào chủ đề để đưa ra lý lẽ phản biện một cách khách quan thì bên B này lại lôi nhiều yếu tố khác ra để khỏa lấp và đánh lạc hướng, thậm chí còn đe dọa rằng nếu “không làm thì đừng có can dự”, “sẽ nhận quả báo”. Thử hỏi đây có phải là người tu theo Chân – Thiện – Nhẫn hay là phường côn đồ? nếu một người có học thức, hiểu biết thì đáng nhẽ nên suy ngẫm lại lời bên A nói và đối chiếu xem thực tế có đúng như vậy không, và cũng xem xem tâm của mình có chấp trước gì không, đó mới là hành vi của học viên đang tu luyện, vậy nếu ai đưa ra câu hỏi mà không giải đáp được, không lý giải được mà vẫn cứ cắm đầu vào làm như thiêu thân, thậm chí còn dọa người góp ý rằng nếu làm phiền đến công việc của chúng tôi thì sẽ nhận quả báo?
Là người tu thì phải có trách nhiệm chỉ ra cho nhau những vấn đề liên quan đến cái chung nếu thấy không ổn, vì đây không còn là phạm vi tu luyện cá nhân mà có thể mạnh ai nấy tu, nhưng đã là chứng thực Pháp thì nó liên quan trực tiếp đến duy hộ Pháp và ảnh hưởng đến xã hội, nó là trách nhiệm chung của mỗi học viên khi thấy hành vi hay hoạt động nào có thể làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đại Pháp hay gây hiểu nhầm cho xã hội thì phải thiện ý mà chỉ ra, nói ra vấn đề. Và bản thân người làm hạng mục cũng đang tu, cũng phạm sai lầm,cũng phải nhận góp ý, điều chỉnh lại sao cho việc làm không gây ra hậu quả xấu.Ấy vậy mà họ lại đẩy cái việc họ cần phải xem xét đó ra và dọa dẫm bất kỳ ai chỉ ra vấn đề của họ thì hỏi họ có phải là người tu luyện hay không?
Câu hỏi đặt ra, nếu hành vi của họ mà người khác góp ý họ không sửa, nếu tạo ra tổn thất, thậm chí khiến người ta hiểu sai về Đại Pháp, không vãn hồi được thì cái quả báo mà họ dọa dẫm kia sẽ thực sự rơi vào ai đây? Chính họ đang trong hoàn cảnh nguy hiểm do chứng thực Pháp cực đoan mà tạo ra, ấy vậy họ vẫn cho rằng mình đã phóng lao thì phải theo lao, đã làm lâu như vậy rồi không thể bỏ đi, và trong tâm thay vì nghiền ngẫm, xét lại xem hành vi mình đang làm có gây ảnh hưởng xấu không thì họ tìm mọi cách bao biện cho lỗi sai của họ, thực tế là họ không dám đối diện với sự thật , nếu dù chỉ một người vì cách làm của họ dẫn đến hiểu sai về Pháp thì chính là họ đã phạm đại tội, vì người đó sẽ bị đào thải, sự việc không đơn giản như vậy đâu, nó còn liên quan vô số sinh mệnh đứng đằng sau họ, như vậy nghiệp lực sinh ra đó họ gánh sao nổi đây? Vì thời gian chưa kết thúc nên họ còn có thể đi vãn hồi, nhưng thay vì nghe góp ý để sửa lại thì họ dọa dẫm người góp ý sẽ chịu nhận quả báo? Quả thực họ đã cố chấp đến mê mờ cả lý trí rồi. Thực tế, ngoài đe dọa học viên, họ còn đe dọa cả người thường mà khi họ giảng chân tướng mà không nghe theo họ, gây ra rất nhiều phản cảm trong dư luận xã hội.
Cũng có một số học viên khi bị học viên chỉ ra cái sai thì cũng đã hiểu ra được vấn đề, nhưng họ lại không muốn thừa nhận công khai mà thay vào đó ngụy biện kể lể về hoàn cảnh của họ, ví dụ:
A – Hạng mục này tôi thấy làm vậy khó đạt hiệu quả, nhất là trong hoàn cảnh chính quyền không cho làm công khai, cứ phải đi làm ở các nơi x,y,z như vậy giống như đi mua vui cho người thường vậy.
B – Dù sao thì chúng tôi cũng đã phó xuất rất nhiều, các học viên phải dầm mưa dãi nắng đến học, phải bỏ tiền ra để có kinh phí tham dự và phải hy sinh thời gian của bản thân nữa v..v. Tôi nghĩ cũng khởi được tác dụng chứng thực Pháp
Ở đây bên B cũng đã ngầm thừa nhận việc làm như vậy là không có hiệu quả, nhưng thay vì thừa nhận và tìm cách giải quyết thì người đó lái chủ đề sang việc kể lể hoàn cảnh, rằng bản thân đã phó xuất thế nào, chịu khổ bao nhiêu để tìm kiếm sự thông cảm của những người xung quanh, hay nói cách khác là muốn làm dịu vấn đề đi và mọi người đừng quan tâm đến việc họ làm nữa chứ đương nhiên họ là vẫn phải làm vì họ cho rằng đã bỏ bao công sức như vậy mà không làm thì phí công của họ à? Nhưng đây là chứng thực Pháp, nếu không hiệu quả,lại tốn kém,không chừng dẫn đến ảnh hưởng phụ diện thì phải tìm biện pháp giải quyết hoặc ngừng lại chứ không thể đem ra đặt điều kiện và than vãn rằng mình đã bỏ công sức rất nhiều được, vì đó là có trách nhiệm với Pháp và với chúng sinh, phải đặt Pháp và chúng sinh lên trên lợi ích bản thân chứ không phải đem lợi ích bản thân đặt lên trên hết. Trong Pháp có giảng người tu luyện đôi khi phải có khả năng chịu thiệt, chịu khổ, vậy mà họ phó xuất có một chút mà họ cho rằng nếu không tiếp tục thì phí hoài công sức của họ, tại sao lúc đó họ không rút kinh nghiệm về tâm tính, ngay nơi người thường đôi khi họ phải làm công rất nhiều mà lại hưởng lợi ích vật chất rất ít mà họ có thể không than vãn mà còn tùy kỳ tự nhiên được, vậy sao trường hợp này thì họ không xem xét lại được? Cái tu luyện căn bản của họ đi đâu mất rồi?
Một dạng thức nữa cũng khá phổ biến:
A – Tôi nghĩ nếu in sách kiểu này là không được phép, vốn là in lậu và vi phạm bản quyền, trên thông tri của Minh Huệ cũng đã nói rõ là không cho phép in số lượng lớn kiểu này.
B – Dù sao thì cũng là có tâm phó xuất vì học viên, cũng là giúp mọi người có sách nên tôi nghĩ không có gì sai, nhất là người vùng sâu vùng xa thì rất cần, với lại hoàn cảnh Việt Nam cũng đặc thù nên mới phải vậy.
Thứ nhất, vấn đề mà học viên A đang trao đổi là liên quan đến vấn đề bản quyền, liên quan đến hoạt động in ấn trái phép mà chưa được qua đăng ký với nhà xuất bản cũng như chưa được ủy quyền từ Sư phụ mà đã in ấn trên diện rộng, dù là có cùng mẫu mã giống sách bản quyền hay không thì cũng là không được phép vì họ không có chức năng phân phối sách, riêng việc sản xuất sách số lượng lớn là đã là trái phép và vi phạm bản quyền rồi vì nếu làm vậy thì tiền bản quyền của tác giả sẽ do ai hưởng? Đó chẳng phải là đang lừa lấy tiền bản quyền của Sư phụ hay sao?
Ngay tại nơi xã hội người thường thì vấn nạn in lậu cũng đang xảy ra tràn lan, chính vì người dân không ý thức về trách nhiệm tác quyền nên mới dung dưỡng cho việc in lậu hoành hành, hiện nay nó xảy ra đối với cả người tu luyện mà họ vẫn không ý thức ra được. (Ảnh minh họa)
Thứ hai, ở Việt Nam không phải là hoàn cảnh đặc thù như ở bên Trung Quốc như học viên B đã ngụy biện để đánh tráo cách hiểu. Học viên tại các thành phố hoặc ở các tỉnh tại Việt Nam hoàn toàn có thể tự mình đi photo hoặc in ấn sách, trường hợp đối với các học viên ở các tỉnh miền núi thì có thể cho họ nghe các bài giảng bằng audio và chờ cho đến khi nào họ có điều kiện xuống các nơi khác tự in hoặc nhờ một người tại đó có điều kiện in hộ (chứ không phải một người chuyên đi in ấn cho các tỉnh hay các nơi vùng sâu vùng xa, bất đắc dĩ thì những người tại đó họ tự sắp xếp thời gian đi in hoặc tự cử một người đi in hộ cho những người tại đó, và cái đó là trong phạm vi nhỏ cục bộ chứ họ không đi in cho các tỉnh khác), việc kiên nhẫn để có sách mà không vi phạm bản quyền là một hành động kính Sư, kính Pháp, tôn trọng tác quyền và tôn trọng Pháp luật của nước sở tại. Thực tế thì hiện nay đã tiến vào thời đại công nghệ rất phát triển, các học viên hoàn toàn có thể đến các thành phố tại các tỉnh thì đều có các hàng photo in ấn, họ chỉ phải bỏ chút thời gian để đi xuống thành phố tại tỉnh đó, âu cũng là hành động tôn trọng Đại Pháp, tôn trọng Pháp luật, đặt lợi ích của Pháp lên trên lợi ích của bản thân.
Vì những lý do trên nên việc học viên B nói rằng họ có tâm phó xuất vì học viên? thì thực tế nó chỉ là ngụy biện cho hành vi vi phạm Pháp luật, ăn cắp tiền bản quyền của Sư phụ, thực tế là họ không hề tôn trọng Sư phụ, họ xem tác quyền của Sư phụ là trò đùa trẻ con, thích thì in. Họ thay vì đối mặt với vấn đề mà học viên A nói ra đó thì họ lại ngụy biện quay ra trình bày hoàn cảnh để mong nhận được sự thông cảm cho hành vi không tốt đó của họ, để hợp thức hóa và để không ai chỉ ra vấn đề đó của họ. Vậy hỏi nếu ai làm gì đó không tốt cũng lôi hoàn cảnh ra thì có chấp nhận được không, ví dụ đơn giản “Tôi tham nhũng vì hoàn cảnh tôi ít tiền, sinh kế khó khăn (thực ra bản chất cái tâm của họ là miễn có lợi ích cho gia đình tôi thì tham nhũng không thành vấn đề, còn với người lợi ích người khác bị ảnh hưởng khi họ tham nhũng thì họ không quan tâm)”, “Tôi khai kinh doanh lỗ để có chút lợi nhuận cho phát triển công ty” v..v. Nó chính là hành vi dung dưỡng cho cái ác, cái xấu tồn tại trong xã hội. Ở các nước phương Tây có xu hướng khinh bỉ tham nhũng, với những quan tham giàu lên nhanh chóng thì bất kỳ ai gặp họ cũng khinh thường ra mặt, những vị quan đó thẹn quá đến nỗi không dám vơ vét, thậm chí nếu có cũng phải làm rất kín để không ai biết, để nói là nếu những người xung quanh dám nói lên sự thật, dám phản đối cái xấu thì những thứ đó sẽ khó có thể phát triển được. Và câu nói ngụy biện thường thấy của người tham nhũng khi bị chất vấn là "Vậy nước nào mà chả có tham nhũng, đâu riêng gì Việt Nam" - Nó có khác gì câu "ông cũng khác gì tôi mà không phê bình tôi", vậy chắc thực sự khó mà phát triển lên được nữa với các thể loại ngụy biện chống chế này.
Nói thẳng ra là họ đặt lợi ích của bản thân họ lên trên lợi ích của Pháp, họ chỉ muốn hưởng lợi cho bản thân mà không hề nghĩ gì đến Sư phụ hay trách nhiệm của một học viên là phải tuân thủ Pháp luật quốc gia sở tại.
Thực tế, chưa bao giờ ở Việt Nam cái nạn in ấn lậu và sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền bớt thuyên giảm, từ học đường với các loại sách lậu được in từ các của hàng photo, đến nơi công sở với các phần mềm dùng mã bẻ khóa của Trung Quốc, điều mà ở các quốc gia phát triển họ không bao giờ làm vậy, chỉ vì ai ai cũng nói rằng ở Việt Nam không có điều kiện, không có tiền nên mới phải làm vậy, kỳ thực đó là một dạng thức ngụy biện chung của phần lớn người Việt Nam. Chính cái tâm lý đó nó mới dung dưỡng cho các hành vi in ấn lậu sách Chuyển Pháp Luân như vừa qua, nó là có căn nguyên từ lúc sinh thành đến khi lớn lên với một cá nhân phải sống với văn hóa dùng hàng lậu ở khắp xung quanh. Thành ra người Việt Nam cứ mãi ỳ ạch, cứ mãi không phát triển, nói thẳng ra với cái tư tưởng biến dị cào bằng và lấy đủ lý do để ngụy biện như vậy thì không những không phát triển mà còn tụt hậu, bởi vì tất cả đều dung dưỡng cho hành vi vi phạm pháp luật thì hỏi có phát triển được không, vậy luật sinh ra để làm gì, thành ra người Việt Nam quen thói nhờn với luật, đến khi phải đối mặt với trách nhiệm thì cái cớ nào họ cũng nói ra được, họ quen tự lừa dối người khác và lừa dối bản thân họ. Đối với người tu luyện thì vốn là phải bỏ những thứ đó từ lúc bắt đầu bước chân trên con đường tu luyện, nhưng họ không những không bỏ mà họ còn bao biện cho hành vi đi in lậu, vi phạm tác quyền với những lý do vì khó khăn, vì hoàn cảnh, vì muốn tốt v..v.
Thực chất chính những người đi in lậu cũng lấy những lý do đó để bao biện, ngụy biện cho hành vi của mình. Họ quen với việc tặc lưỡi cho qua miễn là bản thân mình hưởng lợi, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình, nó về bản chất là giống với câu nói: “Cái gì tốt với tôi thì tôi cho nó là tốt, cái gì không tốt với tôi thì tôi cho nó là xấu”, họ là lấy lợi ích bản thân làm cơ sở để đo lường tốt xấu, miễn là có lợi cho họ thì họ cho nó là tốt (ở đây là hành vi in lậu), nhưng với tu luyện thì phải lấy đặc tính của vũ trụ là Chân – Thiện – Nhẫn để làm quy chuẩn đo lường, chỉ có như thế mới tu luyện lên trên được. Chỉ là vốn được sinh ra trong hoàn cảnh cái văn hóa biến dị này đã trở thành tất nhiên, giống như làm người vốn là khổ, nhưng vì cũng một thai mẹ sinh ra như nhau nên không ai biết đó là khổ, chỉ khi đề cao tâm tính lên và quay đầu xem ngược trở lại thì người ta mới biết làm người là khổ, cũng như vậy, chỉ khi tâm tính đề cao và bỏ đi cái văn hóa biến dị mà lấy lợi ích bản thân làm cơ sở kia thì họ mới thấy nó cắm rễ sâu vào tư tưởng mình đến mức độ nào.
Lời Kết :
Học viên tại Việt Nam đa phần ngay từ thời còn đi học đã quen ỷ lại vào thầy cô, ỷ lại vào bạn bè và nó đã hình thành một tập quán thụ động, bởi hễ khi họ có ý kiến việc nào đó thì họ đều được người lớn dạy rằng “đã có bố mẹ lo”, lớn lên một chút thì chuyện nghị sự trong xã hội thì “đã có Nhà Nước lo” v..v Dần dà trong tâm thức và tư tưởng của họ đã hình thành nên một kiểu tâm lý “ỷ lại” thâm căn cố đế, nó biểu hiện ra như thế nào? Nếu có ai nói gì về hành vi chứng thực Pháp không đúng thì họ đều nói rằng “đã có Pháp và Sư Phụ lo, chúng tôi chỉ bước ra làm thôi” (còn làm đúng hay không thì chúng tôi không rõ), hoặc “nếu không đúng tại sao Sư Phụ vẫn cho nó xảy ra?” (có phải đang theo an bài của Cựu Thế Lực hay không?), “Sư Phụ giảng tất cả đều là hảo sự”, và phản hồi lại với người góp ý và chỉ ra cho họ rằng họ cần phải “viên dung chỉnh thể”, “có chính niệm”, “không được chia rẽ chỉnh thể” v..v. Đó đều là những ngôn từ bề mặt và câu hỏi được đặt ra là: có ai thấy trách nhiệm nào ở đó hay không? Hay chỉ có nhắm mắt làm và việc gì cũng là hảo sự? Vậy Phạm Xuân Giao đi phá khắp nơi, Nguyễn Doãn Kiên đi đập lăng Ba Đình thì hảo sự ở đâu? Đi rải bom vào tường facebook của người thường mà không xin phép, hoặc đăng vô tường người ta rồi mới nói xin phép khiến người ta bực mình thì hảo sự ở đâu? v..v Ấy vậy mà khi có người góp ý thì họ ngụy biện với những mỹ từ như “Sư Phụ an bài”, “Tất cả đều là hảo sự”, “người góp ý cho tôi sẽ cấp Đức cho tôi” v..v. Hầu như họ ỷ lại vào người khác, phải có trách nhiệm đi dọn dẹp cái mớ hổ lốn mà họ bày ra đúng không? Vì họ quen với cái cách nghĩ biến dị “ỷ lại” đó rồi nên không nhận ra được. Họ có lẽ không dám đối mặt với hậu quả mà do hành động của họ gây ra nên mới dụng tâm nghĩ ra các cách ngụy biện hoặc lấy Pháp của Sư Phụ ra bẻ cong để làm bình phong, hợp thức hóa cho hành vi của họ mà không hề có một chút ý thức nào đến trách nhiệm của việc họ làm, họ là ép người ta phải tiếp nhận hành động của họ làm và nếu phản đối thì “tôi đến để cứu độ các bạn, các bạn không nghe thì sẽ không được cứu nữa …”, họ tự cho họ cái quyền ai đó được cứu hay không? Họ vẫn còn đang là người chưa tu thành, họ được cứu hay không vẫn còn là câu hỏi lớn, một người chưa chắc được cứu lại có quyền nhận định rằng người khác được cứu hay không ? Nó có phải là chuyện cười hay không?
Vậy hỏi Sư Phụ cần loại học viên nào? học viên tuân theo Pháp, dựa trên tiêu chuẩn của Pháp mà cân nhắc cái gì nên và không nên làm, thận trọng với từng việc mình làm và có trách nhiệm với hậu quả mình gây ra? Hay loại học viên cứ thích thì làm và bất cứ hậu quả nào xảy ra cũng “đều là hảo sự”, “đã có Sư Phụ lo”, “cần có chính niệm”, khi sai rành rành rồi thì quay ra công kích người đã chỉ ra vấn đề hoặc lờ đi cho êm chuyện v..v.? Nếu cái gì cũng “đã có Sư Phụ lo” vậy chắc thuê nguyên một nhóm người đi phát tờ rơi là xong, hoặc thuê nguyên một đoàn Văn Nghệ đi biểu diễn là xong, khỏi cần phải tiêu nghiệp cho họ hay điểm hóa họ làm chi, họ chỉ làm như robot và còn lại “Sư Phụ lo”, vậy thì cần gì phải là học viên làm ? Tôi nghĩ đó là hành vi vô trách nhiệm và cũng là bất kính đối với Sư Phụ.
Tôi đang không biết là nhiều học viên đang thực thi công tác Đại Pháp hay là người thường đang thực thi công tác Đại Pháp? Vậy chúng ta muốn đặt bản thân vào hướng nào? Là đệ tử hoặc người thường thực thi?
Đây là hiểu biết cá nhân tại tầng thứ sở tại còn nông cạn, sẽ không tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được những góp ý.
BAN BIÊN TẬP WEBSITE: Đối với việc tham khảo nội dung bài giảng của Sư Phụ mà sử dụng từ khóa thì khuyến cáo học viên nên tự đọc lại hoặc tự tìm thủ công chứ không dùng phương thức "CTRL + F" vì cách này sẽ làm bôi đen lên phần nội dung bài giảng của Sư Phụ, Ban Biên Tập Website cho rằng như thế là không nên và không tôn trọng Sư Phụ (kể cả trong quá trình đọc online trên mạng cũng không nên dùng chuột bôi đen nội dung bài giảng của Sư Phụ). Riêng với học viên mới tu thì nếu là bài giảng sau năm 2000 thì khuyến nghị chưa nhất thiết phải đọc vội vì học viên mới tu có lẽ chưa thực sự phù hợp để đọc các kinh văn sau năm 2000 (theo nhìn nhận của chúng tôi) mà chỉ nên tập trung đọc Chuyển Pháp Luân và các kinh văn trước năm 2000 để hiểu được căn bản tu luyện là gì đã, tất nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không có tính ép buộc.